Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 19 tháng 1 năm 2022 | 13:28

Hà Nội không bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Sáng 19/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, Hà Nội sẽ không bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2022.

Trước đó, ngày 2/1, UBND TP Hà Nội có quyết định tổ chức bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp trong 15 phút để phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán 2022 tại đảo Dừa, Công viên Thống Nhất, TP Hà Nội.
 
phao-hoa-ha-noi-16074221179051916922459.jpg
Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa năm 2022.
 
 
Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tốt nhất không tổ chức bắn pháo hoa, nếu tổ chức bắn pháo hoa phải đảm bảo tuân thủ quy định 5K (khẩu trang, khử khuẩn, không tụ tập, khai báo y tế và khoảng cách), không tập trung đông người xung quanh khu vực bắn pháo hoa.
 
Sáng 19/1, Chủ tịch UBND TP cho biết, Hà Nội đã báo cáo, xin ý kiến Chính phủ về việc bắn pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, thành phố sẽ thực hiện theo quy định.

Ban cán sự Đảng Chính phủ đã có văn bản báo cáo Ban Bí thư về việc Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa trực tuyến phục vụ nhân dân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trên tinh thần để đảm bảo phòng chống dịch; bảo vệ sức khỏe và tình mạng của người dân trên hết, Ban Cán cán sự Đảng Chính phủ đề nghị chưa nên cho phép Hà Nội bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

“Như vậy, về cơ bản, thực hiện nghiêm các chỉ đạo, Hà Nội sẽ không bắn pháo hoa trực tuyến dịp Tết 2022”, Chủ tịch UBND TP nói.

Cách đây 26 năm, ngày 8/8/1994, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Nguyên nhân là do sản xuất và đốt pháo đã gây ra hàng ngàn vụ tai nạn, cháy nhà, chết người hoặc gây thương tật suốt đời, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, tổn thất kinh tế, ô nhiễm môi trường rất lớn mà không thống kê được. Do đó, kể từ ngày 01/1/1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).

Ngày 15/4/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 36/2009/NĐ-CP, về quản lý, sử dụng pháo, quy định về quản lý thuốc pháo, pháo các loại; quản lý sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo hoa và thuốc pháo hoa; tổ chức bắn pháo hoa. Tại Khoản 1 (Điều 4) nêu rõ, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm, sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.

Với Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, chúng ta thấy nội dung mới đáng chú ý là cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp nhất định.

Trước đây theo phong tục của nhân dân ta, cứ mỗi khi Tết đến Xuân về trong thời khắc giao hòa giữa năm cũ bước sang năm mới, mỗi gia đình đều đốt một bánh pháo để báo hiệu thời khắc giao thừa. Phong tục này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ, tiếng pháo và mùi thơm của khói pháo trong đêm 30 Tết là một trong những hương vị đặc trưng của những ngày Tết.

Những năm trước đây, khi chưa có dịch Covid-19, các địa phương đều tổ chức bắn pháo hoa cho nhân dân đón xuân, riêng Thủ đô Hà Nội có đến 30 điểm bắn pháo hoa tầm thấp và tầm cao ở tất cả các quận, huyện.

Nhưn năm nay, Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa đêm Giao thừa năm 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top