Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 4 năm 2021 | 14:21

Hà Nội: Làng nghề Dương Liễu "đau đầu" vì tình trạng ô nhiễm nặng

Xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) là một trong những làng nghề làm miến, bánh kẹo lâu đời ở Hà Nội. Thế nhưng, dù những nghề này mang lại thu nhập cao nhưng người dân xã Dương Liễu và khu vực xung quanh đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề.

Mệt mỏi vì ô nhiễm môi trường

Trong văn bản mới đây gửi UBND TP. Hà Nội, cử tri huyện Hoài Đức tiếp tục phản ánh những bức xúc xung quanh tình trạng ô nhiễm môi trường tại cụm công nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Trong văn bản trả lời cử tri huyện Hoài Đức sau đó, UBND TP. Hà Nội thừa nhận vẫn còn một số cụm công nghiệp hiện nay có tình trạng cơ sở hạ tầng dở dang, hoạt động chưa ổn định.

 

img_0035.jpg
Bãi rác ngập ngụa rác thải nilon, vỏ bánh kẹo từ các nhà máy.

 

Thực tế theo ghi nhận của PV trong các ngày gần đây, tại xã Dương Liễu (Hoài Đức), dù nhiều ngành nghề phát triển và đời sống nhân dân được nâng cao nhưng người dân trên địa bàn đang phải đối mặt với tình trạng hạ tầng nhanh xuống cấp và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Với lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa vào - ra làng nghề lên tới hàng trăm lượt mỗi ngày và các nhà máy sản xuất bánh kẹo, các hộ làm miến tại làng chưa có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định, hàng ngày thải trực tiếp ra môi trường đang khiến tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng.

Đi dọc trục đường chính vào thôn, có thể dễ dàng nhìn những giá miến đang được phơi kín ven đường, khói, bụi do các phương tiện đi qua khiến miến bị bám bẩn. Ngoài ra, nhiều con kênh quanh khu vực này bị “đóng bùn” bởi lượng xả thải ra môi trường quá lớn.

Người dân nhiều lần phản ánh nhưng chưa được giải quyết

Bên cạnh đó, nằm ngay trong khu dân cư thuộc đội 12B dọc theo tuyến đường liên thôn là bãi rác sinh hoạt. Trước tình trạng lượng rác mỗi ngày là rất lớn, theo chia sẻ của bà T.T.Hà (thôn Đình Đà, xã Dương Liễu): “Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền về tình trạng rác tại đây nhưng vẫn chưa được giải quyết. Tối không thấy gì nhưng sáng ra thì tràn ngập rác, có hôm chỉ còn vỏn vẹn mỗi một lối cho xe đi”.

Trong địa phận xã Dương Liễu, do có nhiều hộ kinh doanh, sản xuất bánh kẹo số lượng lớn, phân phối trên khắp cả nước, nên không tránh được các xe tải trọng lớn ra vào khu vực.

Là nơi các doanh nghiệp lựa chọn sản xuất bánh kẹo, nên tại đây, các hộ cũng tự sản xuất, sơ chế các nguyên liệu như bột sắn (một trong những nguyên liệu quan trọng để làm nên bánh, kẹo…) để cung cấp cho các nhà máy. Bột sắn làm bánh kẹo khác với bột sắn làm miến dong, bột là loại bột sẵn được ngâm, lọc, nhiều lần.

 

34.jpg
Rác thải, rất nhiều bụi đất, cát cuộn lên mỗi khi có xe tải ra vào.

 

Tuy nhiên, trong quá trình sơ chế bột sắn, chất thải từ việc ngâm, lọc, nghiền bột đều chưa qua xử lý được các hộ làm nghề xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung trong khu dân cư. Thậm chí do quá tải, chất thải ứ đọng lâu ngày đã phân hủy, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân trong vùng.

Ông Lê Trần Hồng - Trưởng thôn Hòa Hợp, xã Dương Liễu cho biết: "Nhiều năm gần đây, số lượng người dân trong thôn mắc ung thư tăng cao, đa số là người trung niên".

Bên cạnh đó, tình hình các hộ sản xuất củ dong, sắn đang xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm, tắc nghẽn cống rãnh ngầm khu dân cư đã diễn ra nhiều năm nay. Gần như không thể khơi thông vì quá tốn kém chi phí, một số hộ đề nghị tự xử lý cống rãnh nên việc tập trung xử lý diện rộng bị gián đoạn dẫn đến chưa thể xử lý được. Với quy mô sản xuất lớn, có hộ sản xuất 100 tấn đót/ngày dẫn tới số lượng bã, chất thải ra môi trường là rất lớn. Tuy nhiên vẫn không có biện pháp xử lý khiến ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Thường Tín: Người dân cầu cứu di dời điểm tập kết rác

Nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân xã Liên Phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng rác thải bốc mùi nồng nặc do điểm tập kết rác của xã gây nên.

Theo phản ánh của người dân thôn Bạch Liên, điểm trung chuyển rác của xã nằm sát trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (đoạn Thường Tín), đây là tuyến đường huyết mạch hướng về Thủ đô, nhưng những năm gần đây người dân sống quanh khu vực có bãi rác luôn phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường.

Trước thực trạng mùi hôi thối của rác thải bủa vây, người dân tại đây đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng về việc xử lý rác thải. Thế nhưng cho tới thời điểm hiện tại, điểm trung chuyển rác xã Liên Phương vẫ chưa được xử lý dứt điểm và liên tục bốc mùi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân quanh khu vực.

Những ngày gần đây, lượng rác thải sinh hoạt nằm ngổn ngang, ruồi nhặng bâu kín, bốc mùi nồng nặc. Xung quanh khu vực bãi rác, những dòng nước ứa đọng lâu ngày đen ngòm chảy lênh láng ra mặt đường gây mất mỹ quan đô thị.

 

rac-thai-3.jpg
Mặc dù nằm gần khu dân cư sinh sống nhưng tại đây rác được đổ lộ thiên không có hệ thống xử lý.

 

Chị Đỗ Thị Hương (người dân thôn Bạch Liên) cho hay, điểm trung chuyển rác được quy hoạch là nơi tập trung rác nhỏ lẻ của các hộ dân xã Liên Phương từ năm 2010 nhưng khoảng từ 2016 tới nay điểm tập kết rác hoạt động với tên gọi “cầu trung chuyển rác” và được bàn giao cho Công ty Môi trường Thăng Long vận hành và quản lý theo sự chỉ đạo của UBND huyện Thường Tín.

Nhưng bãi tập kết rác thải này được đổ lộ thiên, không qua một hệ thống xử lý rác nào như (mái che, tường rào, khử mùi, hệ thống xử lý nước thải...).

Theo người dân sống gần điểm tập kết rác, từ lâu khẩu trang đã trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Chỉ cần gió nhẹ, mùi rác xộc lên, người dân phải đeo khẩu trang, đóng kín cửa mới có thể chịu được mùi hôi thối bay vào trong nhà.

Người dân sống tại đây cho biết thêm, ròng rã nhiều năm liền, nguyện vọng của tất cả người dân quanh bãi rác (558 hộ) đều mong muốn được di dời điểm tập kết rác bởi họ đã chịu quá nhiều thiệt từ bãi rác gây nên. Mỗi lần làm đơn kiến nghị chính quyền thì bãi rác lại được dọn sạch sẽ nhưng chỉ được một thời gian ngắn rác thải lại ngập ngụa, ruồi nhặng, bốc mùi vào khu dân cư...

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top