Hà Nội: Quản lý và tổ chức tốt các lễ hội đầu Xuân 2019
Đây là thông tin được bà Trần Thị Vân Anh, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết tại cuộc giao ban thông tin báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 19/2/2019.
Hơn 300 lễ hội đã diễn ra trên toàn thành phố
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố Hà Nội đã diễn ra trên 300 lễ hội ở khắp 30 quận, huyện, thị xã.
Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mồng 5 Tết
Một số lễ hội lớn như Gò Đống Đa, Chùa Hương, Cổ Loa, Đền Và, Đền Sóc, Chùa Trăm gian, Bia Bà, Phủ Tây Hồ… thu hút hàng trăm nghìn du khách thập phương về tham gia lễ hội.
Ngay từ những ngày đầu năm, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các địa phương có những lễ hội lớn lên kế hoạch tổ chức với tinh thần an toàn, văn minh, tiết kiệm, không có các hiện tượng mê tín dị đoan, chen lấn xô đẩy cướp lễ gây hình ảnh phản cảm trong lễ hội; công tác đảm bảo an toàn trật tự, an ninh được giữ vững; an toàn vệ sinh thực phẩm được thường xuyên kiểm tra.
Bà Trần Thị Vân Anh cho biết: Tính đến ngày 18/2/2019, thành phố đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác triển khai lễ hội, đặc biệt là các lễ hội lớn như Phủ Tây Hồ, Đền Sóc, Cổ Loa, Đền Hai Bà Trưng, Chùa Hương, Đền Và, Chùa Mía, Chùa Trăm Gian, Chùa Trầm, Bia Bà…
Qua công tác kiểm tra đã kịp thời xử lý những hiện tượng tiêu cực tại các lễ hội như thu vé trông giữ xe ô tô, xe máy cao hơn so với quy định, ép giá khách đi đò, hàng quán lấn chiếm khu vực chùa…. Tất cả những nội dung này đều được đoàn kiểm tra thông tin cho địa phương để kịp thời giải quyết.
Tuyên truyền để nhân dân thực hành tín ngưỡng có văn hóa
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn về hiện tượng dâng sao giải hạn ở một số chùa, đặc biệt là chùa Phúc Khánh, đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp như thế nào với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, Ban Đại diện Phật giáo TP. Hà Nội trong việc tuyên truyền cho người dân thực hành tín ngưỡng một cách có văn hóa, bà Trần Thị Vân Anh cho biết: Dâng sao giải hạn và cầu an đã được các nhà chùa tổ chức nhiều năm qua, đây là một trong những nhu cầu tín ngưỡng của người dân, mong có một năm bình an cho sức khỏe, thuận lợi cho công việc.
Mặc dù Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có ý kiến cho biết việc dâng sao giải hạn không có trong giáo lý của nhà Phật, Phật giáo chỉ có làm lễ cầu an cho người còn sống và cầu siêu cho những người đã mất, tuy nhiên quan niệm này đã được hình thành từ rất lâu. Để xóa bỏ tập tục này cần phải có thời gian và sự vào cuộc tuyên truyền từ các cơ quan báo chí, làm cho nhận thức của người dân về tập tục này được rõ ràng hơn.
Sở Văn hóa và Thể thao sẽ có kế hoạch với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban đại diện Phật giáo Hà Nội trao đổi để tìm ra biện pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp cho nhân dân.
Kết luận buổi giao ban thông tin báo chí, ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết: Tết cổ truyền Kỷ Hợi 2019 vừa qua, TP. Hà Nội đã tổ chức cho nhân dân vui Tết đón Xuân trong một không khí vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm, mọi người, mọi nhà, mọi gia đình đều có Tết.
Công tác chăm lo đời sống của các hộ gia đình chính sách, gia đình có công với Cách mạng, gia đình thương binh, liệt sỹ, người nghèo, nhân dân các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa luôn được quan tâm.
Tình hình an ninh chính trị luôn được ổn định, không có bất ổn về chính trị xảy ra. Các vụ phạm pháp hình sự được kiềm chế ở mức thấp nhất. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ và thể thao được tổ chức ở tất cả các quận, huyện, thị xã. Đây là một trong những có gắng rất lớn của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các sở, ban, ngành của Thủ đô.
Ông Hà cũng đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành với chính quyền và nhân dân Thủ đô trong mọi hoạt động của năm 2019, nhất là hoạt động của các cơ quan, chính quyền trong công tác phục vụ nhân dân và các doanh nghiệp.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.