Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 6 năm 2021 | 21:10

Hà Nội tái diễn tình trạng đốt rơm, rạ

Đốt rơm, rạ sau thu hoạch là thói quen lâu đời của người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hành vi đốt rơm rạ bừa bãi là một trong những nguyên nhân khiến môi trường không khí ở Hà Nội trở nên ngột ngạt, ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông

Hiện nay, các huyện ngoại thành Hà Nội đang bước vào vụ thu hoạch lúa mùa 2021, hiện tượng người dân đốt rơm rạ đã xuất hiện, nhất là tại một số địa phương ngoại thành Hà Nội như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Đan Phượng, Sóc Sơn, Đông Anh... tình trạng này diễn tương đối phổ biến. Khói bụi phát sinh từ việc đốt rơm rạ ngay gần đường quốc lộ còn gây mất an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn.

Một số người nông dân cho rằng việc đốt rơm rạ mang lại nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, đồng thời tiêu diệt được mầm mống dịch hại.

 

rr3.jpg
Khói rơm rạ khiến chất lượng không khí tại Hà Nội giảm nhiều trong những ngày qua. Ảnh ghi nhận tại huyện Đông Anh.

 

Anh Triệu Hồng Thanh sống tại Kiến Hưng, Hà Đông cho biết, 2 ngày gần đây khói, bụi và mùi khét từ việc đốt rơm rạ khiến cho gia đình tôi không dám ra khỏi nhà, chiều nay, trong lúc đi chợ mắt tôi cay xè vì khói, đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp để chấm dứt ình trạng này.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, hoạt động đốt rơm rạ đã gây hiện tượng khói mù cho các vùng lân cận. Việc đốt rơm rạ ngoài trời là quá trình đốt không kiểm soát, trong đó sản phẩm chủ yếu là các chất khí bụi, CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết có thể tạo ra hợp chất Anđêhit và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Cụ thể, trong khói đốt rơm rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2... Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, ngạt thở. Nếu hít phải loại khói này trong thời gian dài sẽ rất dễ dẫn đến mắc những bệnh liên quan đến hô hấp.

 

rrr1.JPGNhiều khu vực đốt rơm rạ ảnh hưởng đến giao thông trên cao tốc khu vực đường Trường Sa, Đông Anh.

 

Chưa dừng lại ở việc gây ô nhiễm môi trường, khói rơm rạ khi chưa cháy hết còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tại huyện Sóc Sơn, hằng năm Cảng vụ Hàng không miền Bắc đều có văn bản đề nghị UBND huyện Sóc Sơn và 5 xã quanh sân bay ngăn chặn việc người dân đốt rơm rạ sau khi liên tục bị khói từ các đám cháy làm hạn chế tầm nhìn của phi công khi hạ cánh xuống sân bay. Việc nhiều người dân đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch phát sinh nhiều khói, tiềm ẩn nguy cơ gây uy hiếp trực tiếp đến hoạt động bay tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Sử dụng hiệu quả rơm, rạ sau thu hoạch lúa

Nói về cách xử lý rơm rạ sau thu hoạc một cách hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo, thay vì đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng, bà con nên thu gom về nhà phơi khô làm nguồn thức ăn sẵn cho trâu, bò. Đối với những gia đình không có trâu, bò, nên sử dụng phương pháp ủ rơm rạ tại ruộng để tận dụng làm nguồn phân bón. Rơm rạ là những phụ phẩm nông nghiệp sau quá trình thu hoạch lúa nếu tận dụng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

Theo tiến sỹ Trần Đình Mấn, Viện phó Viện Công nghệ Sinh học, với khoảng trên 4 triệu hecta đất trồng lúa, hàng năm lượng rơm rạ thải ra lên tới 76 triệu tấn. Con số này tương đương 20 triệu tấn dầu, nếu đốt bỏ sẽ gây lãng phí nguồn chất hữu cơ có thể sử dụng làm phân bón.

Do đó, việc sử dụng rơm rạ đúng mục đích, không chỉ giúp cải tạo đất, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp mà còn hạn chế ô nhiễm môi trường. Phân bón hữu cơ từ rơm rạ góp phần gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng, nâng cao chất lượng cây trồng.

 

rr2.JPG
Đốt rơm rạ tại huyện Đông Anh

 

Tiến sỹ Mẫn cho rằng, nên sử dụng chế phẩm sinh học để biến rơm rạ thành phân bón tốt cho đồng ruộng. "Chế phẩm vi sinh học dạng bột có chứa 12 đến 15 loại vi sinh vật được phân lập tại Việt Nam, trong đó chủ yếu là các xạ khuẩn, chủng men có khả năng sinh ra các enzyme khác nhau để phân hủy chất hữu cơ trong rác và rơm rạ", tiến sỹ cho hay.

Trong chế phẩm vi sinh học còn có các vi sinh vật có thể chống chọi với một số bệnh cây trồng, và các vi sinh vật giúp cây trồng tăng trưởng tốt.

Một điều đáng được nhắc tới đó là, hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đều không còn chăn nuôi gia súc nữa, cùng với đó, việc hàng loạt các loại bếp đun nấu hiện đại ra đời chính vì vậy rơm rạ trở nên dư thừa, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch.

Từ thực tế cho thấy, rơm rạ không chỉ dùng làm phân bón hữu cơ, rơm còn được ứng dụng qua nhiều mô hình trồng nấm rơm đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người trồng.

Tận dụng những nguyên liệu có sẵn ở địa phương thích hợp với việc trồng nấm như mùn cưa, bông, rơm rạ… Bằng vốn kiến thức kỹ sư công nghệ sinh học, anh Cao Minh Long trở về quê nhà xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu lập nghiệp với việc trồng nấm.

Bước đầu cho anh Long kết quả khả quan. Hiện tại, trại nấm của anh sản xuất 2 loại nấm chính đó là nấm bào ngư và nấm rơm. Mỗi vụ nấm thu về khoảng 800 triệu đồng đã trừ mọi chi phí, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Vinh và Hà Nội.

Bên cạnh đó, anh còn giải quyết công ăn việc làm cho trên 15 lao động ở địa phương với mức thu nhập 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Trang trại của anh Hạnh tại xã Nam Khánh, huyện Yên Thành (Nghệ An) với quy mô lao động từ 10-15 người. Mỗi năm trang trại của anh Hạnh trồng hai vụ, vụ hè và vụ đông. Theo anh Hạnh, vào vụ hè gia đình anh thường trồng nấm rơm còn vụ đông thì trồng nấm mỡ, mỗi vụ kéo dài 4 tháng. Ngoài ra, gia đình anh còn trồng xen kẽ nấm sò bởi loại nấm này có thể trồng được quanh năm. Mỗi năm sản lượng có thể đạt trên 108 tấn, trừ các chi phí, mỗi tháng gia đình anh thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng.

Từ những thực tế trên, đã đến lúc người nông dân cần ý thức dược việc sử dụng rơm rạ sau thu hoạch làm sao cho thật hiệu quả, vừa bảo vệ được môi trường, vừa phát triển được kinh tế đang là hướng đi mà nhiều nông dân lựa chọn.
 
 
Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top