Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019 | 13:58

Hà Nội - Thủ đô của niềm tin hy vọng

Hà Nội đang trong những ngày đẹp nhất của năm. Không chỉ bởi tiết thu đang khoác lên Thủ đô một chiếc áo với những tia nắng vàng, bầu trời trong veo xanh thăm thẳm và cao vời vợi, mà Hà Nội đang được trang hoàng rực rỡ kỷ niệm lần thứ 65 ngày Giải phóng.

tr9a.jpg
Huyện Đan Phượng thực hiện “Đường có hoa, nhà có số, phố có tên”, xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của Thủ đô.        

 

Diện mạo thành phố hiện đại, văn minh

Lang thang trên con phố nhỏ, nơi tôi sinh ra và lớn lên vào một chiều thu Hà Nội, bất giác chợt nhớ đến Trung tá Lê Thanh Long (phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội), cán bộ quân đội nghỉ hưu, gần 90 tuổi, bạn thân của cha tôi.

Sau chén nước trà được ông mời, tôi mạnh dạn hỏi ông về những cảm xúc của mình từ khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đón những đoàn quân hào hùng từ chiến khu trở về, giải phóng Thủ đô sau 9 năm trường kỳ đánh đuổi Thực dân Pháp xâm lược bằng chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Ông Long cho biết, so với 65 năm trước, Thủ đô đã có rất nhiều thay đổi, thành phố to đẹp hơn, rộng lớn hơn, cuộc sống của người Hà Nội đã sung sướng hơn. Chính quyền đã gần dân hơn, chăm lo nhiều đến cuộc sống của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có công với Cách mạng nhiều hơn.

“Trước đây, dọc con phố Ngọc Lâm này chủ yếu là nhà cấp 4 thì  nay là những ngôi nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại, đẹp mắt. Các khu đô thị, chung cư cao tầng được xây dựng dần thay thế những khu chung cư tập thể lạc hậu trước đây”, ông Long cho biết thêm.

Đúng như những gì ông Long nói, Hà Nội đã thay đổi thật nhiều, thành phố đã có nhiều dự án khu đô thị văn minh hình thành như Văn Quán, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh về phía Tây; Việt Hưng, Vinhomes Riverside về phía Đông; Linh Đàm, Garmuda phía Nam; Ciputra phía Bắc…; cùng với khu đô thị mới trong vành đai 3 Royal city, Times city, Trung Hòa - Nhân Chính…, tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô.

Thành phố đang tiếp tục phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc như dự án công viên Kim Quy, Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia; thành phố thông minh khu vực 2 bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài.

Theo Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội Vũ Duy Tuấn, thực hiện Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế ổn định ở mức cao, tổng sản phẩm mỗi năm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 7,41%/năm. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng liên tục 5 năm liền. Hà Nội lọt vào top 10 thành phố năng động nhất thế giới.

Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị được ưu tiên tập trung đầu tư. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín. Trong 10 năm, hoàn thành 223 km đường xây mới: đường Láng - Hòa Lạc, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 2 trên cao, đường vành đai Nhật Tân - Cầu Giấy, đường vành 1 Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, quốc lộ 32 Cầu Diễn, đường 5 kéo dài, quốc lộ 1 Văn Điển – Ngọc Hồi, cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Thịnh, quốc lộ 3 Hà Nội -Thái Nguyên, đường Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Nhật Tân - Nội Bài... Có thể thấy, diện mạo Thủ đô đang đổi thay từng ngày và cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Bên cạnh phát huy những giá trị văn hóa Tràng An, văn hóa xứ Đoài, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm, đến cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo còn 1,69% theo chuẩn mới. Hà Nội dẫn đầu cả nước về số xã đạt chuẩn nông thôn mới; quy mô và diện mạo đô thị thành phố mở rộng thay đổi nhanh chóng, hiện đại, văn minh.

Thành phố vì hòa bình

Ông Lê Thanh Long cho biết, Thủ đô của chúng ta càng ngày càng trở nên đẹp và có uy tín đối với các nước khác trên thế giới. Rất nhiều sự kiện Quốc tế đã được tổ chức ở đây, điển hình là cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều được tổ chức tại Thủ đô ta vào đầu năm 2019. Đây thật sự là một vinh dự rất lớn của Thủ đô và đất nước ta.

 

tr9.jpg
Một góc  khu Trung tâm hội nghị Quốc gia. Ảnh: Thành Đạt

 

Đến nay, Hà Nội vẫn là Thủ đô duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Để được UNESCO lựa chọn, Hà Nội phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí đề ra như: Có những đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng thành phố; có thành tích tiêu biểu về các hoạt động trong các lĩnh vực cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy đoàn kết xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, giải quyết các vấn đề đô thị hóa, môi trường sinh thái, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ…

Sự kiện Thủ đô Hà Nội tổ chức cuộc gặp cấp cao thượng đỉnh Mỹ - Triều được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang cố gắng cho thế giới thấy một hình ảnh tốt của công dân toàn cầu và khu vực  thông qua Hội nghị Thượng đỉnh này.

“Những gì mà Việt Nam đang làm trong đó có việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều là  hoàn toàn phù hợp với những khát vọng của nước này. Đó là cách để thể hiện tốt hình ảnh một công dân khu vực và thế giới, cũng như để giới thiệu cho thế giới thấy, họ  đang làm tất cả để thay đổi hình ảnh đất nước và xã hội”, ông Kamal Malhotra cho biết thêm.

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino ca ngợi Việt Nam khi tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un: “Việt Nam là người bạn thân thiết và là đối tác của Mỹ, và chúng tôi cám ơn chính phủ Việt Nam vì sự hào phóng khi làm chủ nhà cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này”.

Đặc biệt, Tổng thống Mỹ cũng đã bày tỏ sự biết ơn Việt Nam vì đã tổ chức hội nghị Mỹ - Triều: Cảm ơn các lãnh đạo nước chủ nhà hào phóng của chúng tôi tại Hà Nội tuần này: Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và những người dân tuyệt vời của Việt Nam.

Hướng tới thành phố thông minh

Thành tựu mà Hà Nội đạt được trong những năm gần đây không thể không kể đến việc chính quyền thành phố đã nỗ lực không ngừng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh để đem lại những dịch vụ có chất lượng tốt nhất cho người dân.

Theo Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý, hiện thành phố đang xây dựng dữ liệu công dân và đang vận hành cơ sở dữ liệu dân cư, hàng ngày có thể bấm máy biết được bao nhiêu người sinh ra hoặc mất đi và dân số tại thời điểm đó. Những dữ liệu dân cư được áp dụng làm sao để khai thác sử dụng cho các ngành của thành phố. Sắp tới, thành phố cũng xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai… những yếu tố rất cơ bản để thành phố có dữ liệu khai thác sang các lĩnh vực khác.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần đặt mục tiêu phấn đấu hết năm 2019, 100% dịch vụ công phải được thực hiện trực tuyến mức độ 3 - 4 (trong đó 35% phải thực hiện cấp độ 4); tập trung đầu tư phát triển từ một đến hai khu công nghệ thông tin tập trung trọng điểm. Bên cạnh đó, việc xây dựng Trung tâm điều hành thành phố thông minh cũng sẽ được triển khai với 8 trung tâm chức năng. Trước mắt, sẽ tập trung triển khai các thông tin liên quan đến giao thông, du lịch và y tế.

Hà Nội đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. 65 năm qua là  quãng đường dài cho sự phát triển của Thủ đô, những gì mà Hà Nội hôm nay có được là công sức của biết bao người con đã ngã xuống, của biết bao nhiêu thế hệ đã chung tay xây dựng. Trách nhiệm của chúng ta là xây dựng Thủ đô đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, mãi mãi là Thủ đô của niềm tin hy vọng.

 

Đến nay, TP. Hà Nội đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. Toàn thành phố có 325/386 xã chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn NTM, có 3 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM nâng cao (năm 2018).

Đáng chú ý, các mục tiêu đề ra cơ bản hoàn thành và đạt khá, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt trước 2 năm so với mục tiêu chương trình đề ra: Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế/ha đất nông nghiệp, tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm thường xuyên.

     

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top