Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 1 năm 2018 | 10:45

Hà Nội trong tuần: Thủ đô mở rộng trông giữ xe theo hình thức IParking từ tháng 01

Trong thời gian thí điểm triển khai ứng dụng tìm kiếm thanh toán dịch vụ trông giữ xe theo hình thức IParking trên địa bàn Hà Nội từ tháng 5/2017 đến nay, doanh thu từ hình thức này đạt hơn 1,7 tỷ đồng.

Tháng 1/2018 TP. Hà Nội chủ trương triển khai nhân rộng loại hình trông giữ xe theo hình thức IParking

Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội: Tháng 5-2017 Hà Nội triển khai thí điểm dự án Tháng 1/2018 TP. Hà Nội chủ trương triển khai nhân rộng loại hình trông giữ xe theo hình thức IParking triển khai tại 2 tuyến phố Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động trông, giữ xe ô tô tại các điểm đỗ xe dưới lòng đường; hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đỗ xe dưới lòng đường thuộc địa bàn TP; công khai, minh bạch các vị trí dừng đỗ, mức giá dịch vụ trông giữ phương tiện.

Ông Viện cho hay, việc ứng dụng trông giữ xe thông minh Tháng 1/2018 TP. Hà Nội chủ trương triển khai nhân rộng loại hình trông giữ xe theo hình thức IParking đã đạt hiệu quả, đảm bảo sự minh bạch, kiểm soát được doanh thu…Ngoài việc người dân có thể đỗ xe và thanh toán online, sau này IParking sẽ còn nhiều tiện ích khác, các bãi đỗ xe sẽ được đưa vào bản đồ số trực tuyến, sẽ kết nối các bãi đỗ xe của các trung tâm, các tòa nhà với bản đồ số của Thành phố...

“Thời gian thí điểm năm 2017, chi phí tin nhắn được các nhà mạng tài trợ miễn phí, hệ thống mạng hoạt động ổn định tỷ lệ thanh toán qua tin nhắn chiếm 70% doanh thu. Tổng doanh thu trông giữ xe lượt đến 22 giờ hàng ngày đạt 1.733 triệu đồng/115.558 lượt giao dịch thành công (trung bình mỗi tháng 38.520 lượt), doanh thu bình quân 1 tháng tăng hơn so với cùng kỳ khoảng 33%”, ông Viện cho biết.

 Tháng 1/2018 TP Hà Nội chủ trương triển khai nhân rộng loại hình trông giữ xe theo hình thức IParking cùng với việc điều chỉnh giá theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ngày  15/12/2017 của UBND TP Hà Nội để tạo sự công khai, minh bạch và quản lý tốt nguồn thu cũng như bảo vệ quyền lợi của người gửi xe.

 Sở Giao thông vận tải Hà Nội và UBND các quận, huyện đã khảo sát với 151 điểm đỗ có thể ứng dụng trông giữ xe theo hình thức IParking với diện tích: 84.451m2, sức chứa: 4.542 xe ô tô, trên địa bàn các quận nội thành.

Từ ngày 1/1/2018, giá dịch vụ trông giữ xe đã bao gồm chi phí tin nhắn của nhà mạng (10% giá dịch vụ) và được các nhà mạng khấu trừ ngay từ doanh thu trông giữ xe, sau đó nhà mạng chuyển chi phí còn lại cho đơn vị quản lý đầu số 9556 .

UBND TP đã có văn bản giao cho đơn vị tư vấn-Công ty Cổ phần đầu tư  CIS là đơn vị quản lý đầu số 9.556 được ký hợp đồng với các nhà mạng. Đến nay, đơn vị mới ký được hợp đồng với nhà mạng Viettel, còn các nhà mạng khác (Vinaphone, Mobil, Vietnam mobil), đơn vị chưa ký được do chưa thống nhất được việc ghi nhận doanh thu, thanh toán và xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng giữa nhà mạng.

 Hà Nội dành gần 288 tỷ đồng tặng quà đối tượng chính sách trong dịp Tết Mậu Tuất

Theo bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội có kế hoạch tổ chức một số hoạt động thăm tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách người có công, cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hỗ trợ gia đình thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi, công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn Thành phố; Thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu với tổng số đối tượng tặng quà là 824.699 người với số tiền là 287 tỷ 692 triệu đồng.

Đối tượng tặng quà cơ bản giữ nguyên như năm 2017, từ năm 2018 điều chỉnh, bổ sung một số đối tượng: Điều chỉnh đối tượng là đại diện gia tộc thờ cúng 2 liệt sỹ trở lên sẽ tách riêng theo số liệt sỹ thờ cúng để tặng quà như đối tượng là đại diện gia tộc thờ cúng liệt sỹ mức 300.000 đồng/suất (1 liệt sỹ 1 suất quà); Bổ sung tặng quà đối tượng là nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (cô đơn, không hưởng trợ cấp hàng tháng) mức 500.000 đồng/người.

Về mức quà với cá nhân, TP. Hà Nội tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công với cách mạng mức 500.000 đồng/người, bao gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến; Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên; Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 (Lão thành cách mạng); Người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi nghĩa); Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ (Bố, mẹ, vợ, chồng, con, người có công nuôi); Thanh niên xung phong đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Mức 300.000 đồng/người gửi tới: Con đẻ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng; Đại diện gia tộc thờ cúng liệt sỹ (1 liệt sỹ/1 suất quà); quân nhân, Công an tham gia kháng chiến chống Mỹ đã phục viên, xuất ngũ về địa phương đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30-4-1975...

Đồng thời, Hà Nội cũng tặng quà tới cán bộ công nhân viên đã nghỉ hưu, mất sức của TP; gia đình hộ nghèo của TP mức 300.000 đồng/hộ.

Với người cao tuổi, TP. Hà Nội tặng mức 1 triệu đồng/người cao tuổi trên 100 tuổi; mức 1,5 triệu đồng/người gửi tới người cao tuổi tròn 100 tuổi (trong đó 1 triệu đồng tiền mặt; 500.000 đồng mua 5m vải lụa đỏ). Mức 600.000 đồng/người gửi tới người cao tuổi (tròn 90, 95 tuổi); mức 500.000 đồng/người gửi tới người cao tuổi (ở tuổi 70, 75, 80, 85)...

Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ sự việc bé 8 tháng tuổi tử vong vì bị tiêm nhầm thuốc

UBND TP. Hà Nội có Văn bản số 345/UBND-NC gửi Giám đốc Công an thành phố và Giám đốc Sở Y tế Hà Nội về việc điều tra làm rõ việc tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.

Theo đó, trong những ngày vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về trường hợp cháu bé 8 tháng tuổi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh chiều 15-1 và đã bị tiêm nhầm thuốc dẫn đến tử vong vào tối 23/1.

Về sự việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Giám đốc Công an thành phố phối hợp với Giám đốc Sở Y tế, các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo UBND TP Hà Nội theo quy định.

Bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, trong khi chờ kết luận nguyên nhân sự việc, Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức thăm hỏi chia buồn với gia đình bệnh nhi, đồng thời rà soát lại quy trình khám chữa bệnh, quy trình xử lý cấp cứu, sử dụng thuốc trong bệnh viện.

Hiện, điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhi đã bị đình chỉ công tác chuyên môn. Sở Y tế đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế để có hình thức xử lý kỷ luật tiếp theo. Quan điểm của Sở Y tế là dù nguyên nhân bé Tr. tử vong do bệnh tật hay tiêm nhầm thì cũng xử lý nghiêm để làm gương cho toàn ngành.

Trước đó, vào 18h ngày 15/1, bệnh nhi Tr. được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Đông Anh trong tình trạng sốt cao, nôn, tiêu chảy. Tại đây, bác sĩ kê đơn cho bé uống Kaliclorit nhưng điều dưỡng đã dùng thuốc này để tiêm tĩnh mạch.

Ngay lập tức, bé Tr. được hồi sức tích cực và chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để cấp cứu. Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Đông Anh kết luận, điều dưỡng đã thực hiện sai quy trình chuyên môn trong sử dụng thuốc. Vào tối 23/1, bệnh nhi Tr. đã tử vong.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, theo kết quả hội chẩn, bệnh nhi Tr. bị viêm màng não mủ theo dõi nhiễm khuẩn huyết và tim bẩm sinh. Bệnh cảnh lúc tử vong là suy đa tạng và hôn mê mất não. Cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong.

Hà Đông có thêm 15 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn

UBND quận Hà Đông đã triển khai gắn biển nhận diện các cửa hàng kinh doanh trái cây đợt 2, thực hiện Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành Hà Nội.

Theo UBND quận, thực hiện chỉ đạo của Sở Công Thương về thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành Hà Nội, đến tháng 1/2018 quận Hà Đông đã rà soát có 60 cơ sở kinh doanh trái cây. Trong đó, có 16 DN và 44 cơ sở kinh doanh hộ cá thể. 

Số cơ sở kinh doanh trái cây chuyên biệt có 21 và 39 cơ sở kinh doanh tổng hợp trái cây và thực phẩm. Hầu hết các hộ đã được cấp giấy phép kinh doanh, còn một số hộ nhỏ lẻ chưa làm thủ tục đăng kỳ kinh doanh.

Để giúp các hộ tiến hành các thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) và gắn biển nhận diện trái cây, các cơ quan chức năng của quận đã kiểm tra nguồn gốc sản phẩm hàng hóa, khám sức khỏe cho người bán hàng; tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận cam kết đảm bảo ATTP và xác nhận kiến thức về ATTP.

Đến nay, quận đã cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và cam kết đảm bảo ATTP cho 42/60 cơ sở, đạt 70%. Tổng số người đã được khám sức khỏe định kỳ theo quy định là 96/116 người, đạt tỷ lệ 83%. Số người được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP được 88/116 người, đạt tỷ lệ 76%. Số cửa hàng chứng minh được nguồn gốc xuất xứ trái cây là 33/60 cơ sở. Số cửa hàng có dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm có 32/60 cơ sở.

Trên cơ sở các quy định về gắn biển nhận diện cửa hàng kinh doang trái cây, quận Hà Đông đã tiến hành gắn biển đợt 2 được 15 cơ sở, nâng tổng số 2 đợt gắn biển lên 23 cơ sở. Theo chị Linh, chủ cơ sở cửa hàng kinh doanh trái cây, rau xanh Bác Tôm tại phường Mộ Lao: Để được gắn biển nhận diện cửa hàng trái cây, cơ sở phải qua rất nhiều công đoạn, từ tập huấn kiến thức về ATTP, kiểm tra chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, cấp các thủ tục cần thiết. Điều quan trọng là khi các cửa hàng cùng được cấp, sẽ khiến cho người tiêu dùng có nhiều nơi để lựa chọn, yên tâm mua sắm với các sản phẩm chất lượng.

Từ những cửa hàng được gắn biển đợt này sẽ là tiền đề để quận thúc đẩy các cơ sở khác tham gia vào chuỗi các cửa hàng rau, quả an toàn. Quận Hà Đông phấn đấu đến hết năm 2018 gắn xong biển nhận diện cho các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn.

Từ năm 2020, Hà Nội truy xuất 100% nguồn gốc nông sản

Năm 2020, Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội, UBND thành phố vừa ban hành kế hoạch về duy trì, phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc thông tin điện tử sử dụng mã QR cho các sản phẩm nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020.

Theo đó, năm nay, Hà Nội thí điểm ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn đối với sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành Hà Nội, đồng thời thí điểm ứng dụng quy trình mã xác thực chống hàng giả.

Hệ thống thông tin điện tử mã QR truy xuất nguồn gốc đảm bảo nông sản thực phẩm an toàn sản xuất theo chuỗi, tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm như: rau, thịt, thủy sản.

Tới năm 2019, Hà Nội sẽ mở rộng ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR thực hiện truy xuất nguồn gốc ở các sản phẩm nông sản thực phẩm khác, tập trung tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ đầu mối. Hỗ trợ doanh nghiệp, Ban quản lý chợ bố trí các khu vực, thiết bị tương tác, hỗ trợ người tiêu dùng thực hành truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.

Năm 2020, phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30% - 50%.

Vân Nhi (tổng hợp)

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top