Ngày 30/1 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Canh Tý), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với huyện Can Lộc long trọng tổ chức khai hội chùa Hương Tích.
Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ Tự có nghĩa là Chùa Thơm nằm ở độ cao 650m so với mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những đỉnh núi đẹp nhất trong số 99 đỉnh núi Hồng - thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Chùa được xây dựng vào đời Trần, được mệnh danh là: “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, được xếp vào hàng 21 thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước Nam xưa. Các cứ liệu lịch sử còn cho thấy, chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ thứ mười ba, là chùa gốc của chùa Hương Hà Nội, có trước chùa Hương Hà Nội hàng trăm năm.
Theo truyền thuyết, chùa Hương Tích là nơi thờ công chúa Diệu Thiện, con của vua Trang Vương nước Sở, đi tu hóa Phật. Trên thực tế, Hương Tích là một quần thể di tích văn hóa - tôn giáo cổ truyền, gồm: chùa, am, tháp, đền, miếu, thờ Phật, thờ thần, thờ tín ngưỡng nông nghiệp, thờ mẫu và gắn liền với nhiều huyền thoại, truyền thuyết. Đến với Chùa Hương, du khách không chỉ đến một chốn tâm linh huyền bí mà còn được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình.
Lễ hội chùa Hương Tích là một nét đẹp văn hoá truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân xứ Nghệ nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng.
Lễ khai hội Chùa Hương, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh là dịp quảng bá hình ảnh con người và những giá trị di sản văn hóa đặc sắc của tỉnh Hà Tĩnh. Du khách thập phương, các tăng ni phật tử về đây hội tụ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc, ấm no...
Nhiều năm lại nay, lượng du khách và đạo hữu đến với Hương Tích ngày càng tăng. Năm 2019, Chùa Hương Tích đã thu hút được trên 16 vạn lượt du khách, từ ngày mồng 2 Tết âm lịch đến nay, chùa Hương Tích thu hút hơn 40.000 lượt khách đến dâng hương, vãn cảnh. Dự kiến đến hết tháng giêng số lượng du khách về trẩy hội sẽ tăng lên rất nhiều, nhất là những ngày cuối tuần. Cùng với đó, nguồn lực đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu di tích được huy động từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa của đạo hữu cũng ngày càng tăng.
Tính đến nay, có trên 300 tỷ đồng được đầu tư xây dựng, tôn tạo Chùa Hương Tích, trong đó Tập đoàn An Viên và Tập đoàn Vingroup đã hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo nền Trang Vương với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng; Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện tiểu vùng sông Mê Công mở rộng của Ngân hàng Phát triển Châu Á đã hoàn thành giai đoạn 1 với nguồn vốn 120 tỷ đồng đầu tư vào Chùa Hương.
Cùng với chương trình nghệ thuật chào mừng, Lễ khai hội Chùa Hương năm nay còn tổ chức các trò chơi dân gian như: vật truyền thống; kéo co nam, nữ; bịt mắt bắt vịt, bắt heo; giao lưu, trọi gà...
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.