Sáng 19/11, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017) và tôn vinh các nhà giáo vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
Diễn văn của lãnh đạo Sở GD&ĐT tại lễ kỷ niệm nhấn mạnh, dù ở giai đoạn lịch sử nào, giáo dục Hà Tĩnh đều ghi được những dấu ấn nổi bật trên chặng đường phát triển, đóng góp tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh thừa ủy quyền Chủ tịch nước trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho GS-TS Nguyễn Văn Đính, Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh và lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trao cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017” cho Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên).
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 272 trường mầm non (trong đó có 10 trường tư thục), 259 trường tiểu học, 151 trường THCS, 44 trường THPT (trong đó có 5 trường THPT ngoài công lập), 12 trung tâm dạy nghề - hướng nghiệp – giáo dục thường xuyên, 1 trường đại học đa ngành và đa lĩnh vực, 4 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, 262 trung tâm học tập cộng đồng... Hiện Hà Tĩnh có hơn 23.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 5 Nhà giáo Nhân dân, 83 Nhà giáo Ưu tú.
Đến nay, quy mô giáo dục ngày càng phát triển cân đối và hợp lý; mạng lưới các loại hình cơ sở giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân; các nhà trường được đầu tư phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; chất lượng giáo dục đại trà tiếp tục được giữ vững và nâng cao, chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả tốt ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế.
PV
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.