Trước tình hình mưa lũ những ngày qua và áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa phương, Hà Tĩnh đã chủ động chỉ đạo công tác phòng chống.
Chủ động phương án xả lũ
Với tinh thần 4 tại chỗ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương trên địa bàn thực hiện nghiêm túc và đồng bộ công điện của UBND tỉnh về công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới, nguy cơ bão số 11; hoãn các cuộc họp không cần thiết trong ngày (10/10) để tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, có phương án sơ tán dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, từ ngày 7 - 9/9, lượng mưa đo được trên địa bàn Hà Tĩnh đạt 150 - 200mm, riêng tại Hương Sơn là 230mm.
Hiện tại, Hà Tĩnh có 234 phương tiện đang hoạt động trên biển (đã nhận được thông tin diễn biến áp thấp nhiệt đới và bão).
Để chủ động đối phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, nhằm đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động đánh bắt cá trên biển, Trưởng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã ra lệnh cấm tàu thuyền ra khơi từ 17h chiều ngày 9/10.
Theo dự báo, với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, lượng mưa tại Hà Tĩnh có thể đạt từ 200 - 250mm; có nguy cơ xảy ra lũ quét; mực nước các hồ chứa lớn (hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn) đã đạt trên 70%, các hồ chứa còn lại cơ bản đã tích đủ nước là bất lợi lớn trong công tác ứng phó với mưa, lũ.
Để đảm bảo an toàn, UBND tỉnh đã chỉ đạo chủ quản lý các hồ chứa chủ động phương án xả lũ sớm.
Hơn 300 ngàn học sinh Hà Tĩnh nghỉ học để tránh mưa bão
Chiều 9/10, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các phòng giáo dục, nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn cho học sinh nghỉ học từ ngày 10/10. Theo đó, trong ngày 10/10, hơn 300 ngàn học sinh ở tất cả các cấp học trên địa bàn toàn tỉnh không phải đến trường.
Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh cũng chỉ đạo các nhà trường bố trí cán bộ, giáo viên thường trực để phòng chống mưa bão. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, việc học tập vào những ngày tiếp theo sẽ tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết và điều kiện từng địa phương để bố trí hợp lý.
Áp thấp nhiệt đới đi thẳng vào đất liền Hà Tĩnh-Quảng Bình
Sáng sớm 10/10, áp thấp nhiệt đới đã đi vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Bình.
Hồi 4 giờ, vị trí tâm ATNĐ ở trên đất liền các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/h), giật cấp 8.
Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Đến 16h ngày 10/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 104,1 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/h).
Do ảnh hưởng của ATNĐ, khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Trị (bao gồm các đảo Cồn Cỏ, Hòn Ngư) ngày hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao từ 2-4m, ven biển các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Các tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Quảng Trị có gió giật cấp 8.
Dự báo mưa lớn trên đất liền: Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa to đến rất to, lượng mưa từ 1h ngày 10/10 đến 19h ngày 11/10 phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm, khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái và Nam Sơn La có mưa vừa, mưa to 70-150mm, có nơi trên 200mm.
Cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất: Từ ngày (10/10), lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi sẽ lên nhanh. Trong đợt lũ này mực nước trên các sông ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có khả năng lên mức báo động (BĐ) 2-BĐ3; các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1 và trên BĐ1; các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi dưới mức BĐ1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi./.
Trà Giang
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.