Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII tiếp tục ngày làm việc thứ 2, dành cả ngày để đại biểu chất vấn và trả lời chất vấn.
Mong cử tri chia sẻ những khó khăn, rủi ro với ngành nông nghiệp
Nghị trường kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Hà Tĩnh sôi động với phiên chất vấn tư lệnh ngành NN&PTNT về 2 vấn đề mà cử tri hết sức quan tâm: Hiệu quả của một số dự án lớn trên địa bàn và tình trạng, giải pháp xử lý các hành vi đánh bắt, hủy diệt nguồn thủy hải sản gần bờ.
Trả lời về hiệu quả 2 dự án lớn được quan tâm, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đã thông tin khá chi tiết về quy mô, tình hình thực hiện, kết quả của các dự án Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà; Dự án trồng cao su nhất là những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân khách quan, chủ quan.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt trả lời chất vấn
Ông Nguyễn Văn Việt cho biết: Đới với dự án Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, trước mắt, yêu cầu nhà đầu tư tiếp tục thực hiện đầy đủ các nội dung theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh, gồm: Sớm ổn định bộ máy quản lý để tái cơ cấu, tổ chức sản xuất, phát huy hiệu quả hệ thống hạ tầng đã đầu tư; phối hợp với cơ quan chuyên môn theo dõi, đánh giá kết quả diện tích chuối đã trồng (212,04ha), không mở rộng diện tích sản xuất chuối đến khi có đầy đủ hồ sơ, thủ tục pháp lý theo quy định; thực hiện nghiêm các quy định về quản lý sử dụng đất, quản lý và bảo vệ môi trường, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên đàn bò hiện có.
Đối với phần diện tích rừng và đất lâm nghiệp đang thuộc chủ trương đầu tư dự án mà Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà chưa thực hiện công tác bồi thường và tiếp nhận bàn giao (1.200ha), yêu cầu chủ rừng tiếp tục quản lý, bảo vệ, sản xuất theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan rà soát diện tích còn vướng mắc để thống nhất phương án xử lý dứt điểm.
Đại biểu Đặng Quốc Cương (tổ đại biểu Cẩm Xuyên), Nguyễn Thị Thúy Nga (tổ đại biểu Can Lộc) cho rằng, trong phần đánh giá nguyên nhân khách quan dẫn đến những tồn tại của dự án là chưa đầy đủ. “Từ khâu thẩm định dự án cho đến quá trình triển khai, theo dõi, đánh giá dự án, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đã thể hiện như thế nào?”
Quan tâm đến việc doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cỏ sang trồng chuối, các đại biểu Trần Văn Kỳ (tổ đại biểu huyện Kỳ Anh), Nguyễn Huy Hùng (tổ đại biểu Lộc Hà) đặt câu hỏi: UBND tỉnh sẽ xử lý sai phạm như thế nào?
Trước những chất vấn các đại biểu về trách nhiệm của ngành chức năng và việc xử lý những vi phạm liên quan đến của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà, ông Nguyễn Văn Việt cho rằng, trong thời điểm doanh nghiệp đang gặp khó khăn, các ngành chủ yếu đang đồng hành cùng tháo gỡ cùng doanh nghiệp để tái sản xuất một cách hiệu quả. UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện việc đánh giá tổng thể dự án, tổng hợp báo cáo và tham mưu đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh chủ trương, quy mô đầu tư đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, năng lực của nhà đầu tư.
Đối với Dự án trồng cao su trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện nay dự án đang gặp nhiều khó khăn bởi những tác động của thị trường, thiên tai. Tỉnh chỉ đạo doanh nghiệp tập trung chăm sóc, bảo vệ, khai thác có hiệu quả 9.300 ha cao su hiện có; tùy điều kiện cụ thể để từng bước mở rộng thêm khoảng 2.760 ha để ổn định 12.100 ha cao su đứng vào năm 2025.
“Tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn 2 công ty quản lý, sử dụng có hiệu quả diện tích 20.230 ha; tiếp tục chỉ đạo thu hồi 5.863 ha đất rừng của 2 công ty cao su. Việc thu hồi đất đang được Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn các doanh nghiệp phối hợp với các địa phương thực hiện. Đến nay việc đo đạc, cắm mốc ranh giới sử dụng đất của 2 công ty đã cơ bản hoàn thành; đang thống nhất hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi chuyển về chính quyền địa phương để giao cho hộ dân và tổ chức khác thuê đảm bảo theo đúng trình tự quy định”, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định.
Tham gia làm rõ các vấn đề đại biểu chất vấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn mong muốn cử tri tỉnh nhà chia sẻ những khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư về nông nghiệp. Dự án chăn nuôi bò triển khai khi tỉnh ta đang quyết liệt thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và thời điểm đó dự án cao su đang hết sức khó khăn, đòi hỏi một hướng đầu tư mới.
Về trách nhiệm của các cấp, ngành đối với dự án này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng trách nhiệm đầu tiên thuộc về nhà đầu tư, quá trình doanh nghiệp chuyển đổi sang trồng chuối, tỉnh đã nhắc nhở công ty. Tuy nhiên, thời điểm đó công ty gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có sự chia sẻ thì sẽ đổ vỡ dự án. Đối với việc chuyển từ trồng cỏ sang trồng chuối, Cục Trồng trọt đã có văn bản hướng dẫn việc bổ sung những hồ sơ cần thiết và có thể xem đây là một hướng chuyển đổi sản xuất cho doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Đặng Ngọc Sơn khẳng định, việc hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp là quan điểm của Hà Tĩnh trong thu hút đầu tư. Trong thời gian tới, các ngành chức năng sẽ xem xét, hỗ trợ để doanh nghiệp thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu, đảm bảo được mục đích đầu tư của dự án là tạo đầu kéo cho sản xuất nông nghiệp, giải quyết việc làm cho nông dân.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT thừa nhận, những năm qua, tình trạng đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sản bằng các hình thức giã cào, xung điện, chất nổ,… diễn ra phức tạp trên vùng biển ven bờ và cả ở vùng nước ngọt, đặc biệt từ cuối năm 2017 trở lại đây.
Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sắp tới tỉnh sẽ thành lập ban chỉ đạo cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc khai thác thủy sản cấp huyện, trong đó có trách nhiệm của chính quyền địa phương. Chủ tịch huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh khi để diễn ra hoạt động đánh bắt tận diệt thủy sản trên địa bàn.
"Nóng" vấn đề giao đất, cho thuê đất
Giám đốc Sở TN&MT Hồ Huy Thành, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh (tính từ năm 2011 đến tháng 6/2018) có 804 tổ chức được giao, cho thuê đất, với diện tích: 3.660,65 ha. Qua rà soát, kiểm tra có 180 dự án, công trình của 173 tổ chức vi phạm như: Chậm tiến độ đầu tư, chưa triển khai dự án, không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất không hiệu quả...
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hồ Huy Thành tra lời chất vấn
Trong thời gian trở lại đây, thực trạng giao đất, cho thuê đất nhưng các dự án chưa triển khai hoặc sử dụng mục đích chưa đúng, chưa hiệu quả, đã trở thành điểm nóng. Về giải pháp xử lý vấn đề này, ông Hồ Huy Thành cho rằng: Kiên quyết xử lý thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các tổ chức được giao, cho thuê đất chậm đầu tư, sử dụng đất sai mục đích, để đất lãng phí…Đồng thời, sẽ xử lý nghiêm những trường hợp dây dưa, cố tình trốn tránh, chây ỳ, không chấp hành các kết luận thanh, kiểm tra, kể cả các tổ chức sử dụng đất và cơ quan quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.
Cũng theo ông Thành, với những dự án mới đầu tư, Sở sẽ phối hợp với cơ quan truyền thông thông tin đến người dân, kịp thời phát hiện những vi phạm. Phối hợp cùng các cơ quan chức năng tại địa phương trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đảm bảo đúng quy định, hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng đến hoạt động của các các đối tượng kiểm tra.
Trả lời cho câu hỏi: Vấn đề giao đất, cho thuê đất trên khu vực tuyến đường tránh quốc lộ1A đoạn qua TP Hà Tĩnh đã phù hợp với quy hoạch chung chưa? -Ông Thành cho biết: “Các dự án đã được giao đất, cho thuê đất ở khu vực này đều đảm bảo các căn cứ theo đúng quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư. Tuy nhiên, khu vực này chưa có quy hoạch chung và quy hoạch phân khu xây dựng. Các dự án chủ yếu đang được bố trí bám quy hoạch đường gom hai bên đường tránh dẫn đến tình trạng các chưa được bố trí một cách hợp lý theo phân khu chức năng, phù hợp với từng nhóm ngành nghề kinh doanh, chưa có định hướng phát triển hạ tầng chung trong khu vực để khai thác quỹ đất trong dài hạn.
“Công tác rà soát nhu cầu sử dụng đất trước khi tiến hành giao đất là phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập tồn tại do nhiều yêu tố khách quan và chủ quan, trong đó, việc thiếu quy hoạch chung, quy hoạch liên khu để cân đối quỹ đất, công năng sử dụng…dẫn đến những bất cập gây ra bức xúc”, ông Thành nói thêm.
Ông Thành cũng nhấn mạnh: Thời gian tới, ngành sẽ tăng cường công tác thanh kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp nào thực hiện không đúng mục tiêu dự án sẽ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.