Hà Tĩnh tập trung phòng chống, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch
Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch Covid-19 ở Hà Tĩnh diễn biến phức tạp. Số ca bệnh cộng đồng không ngừng tăng cao, nhiều ca không có triệu chứng, không rõ nguồn lây, ca cộng đồng chưa phát hiện hết...
Trước tình hình đó, những ngày qua, các cấp chính quyền và ngành y tế Hà Tĩnh đang khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống, ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch.
Nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng
Theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 2.912 ca mắc Covid-19, trong đó 1.348 ca cộng đồng, 1.373 ca cách ly, 191 ca phong tỏa. Toàn tỉnh hiện đang điều trị tại cơ sở y tế 114 người và cách ly, điều trị tại nhà 1.579 người.
Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vừa qua, xuất hiện một số ổ dịch phức tạp ở các huyện Cẩm Xuyên, Nghi Xuân và Can Lộc với số người mắc cao và tốc độ lây lan nhanh. Trong đó, nhiều địa bàn có diễn biến dịch phức tạp, khó lường.
Tại huyện Cẩm Xuyên, từ ngày 7/2 đến ngày 9/2, lực lượng chức năng phát hiện 410 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 295 ca cộng đồng. Còn tại huyện Can Lộc, qua test nhanh, từ ngày 7/2 đến ngày 9/2, phát hiện hàng trăm ca mắc Covid-19 mới. Phức tạp nhất là ổ dịch tại TDP Xuân Thủy (thị trấn Nghèn) khi đến chiều 9/2 đã phát hiện hơn 200 trường hợp dương tính.
Theo báo cáo của huyện Nghi Xuân, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại 16/17 xã, thị trấn. Từ đầu tháng 2 đến nay, trên địa bàn huyện có trên 300 người mắc Covid-19, trong đó nhiều nhất là thị trấn Xuân An 175 người; Cương Gián 88 người; xã Xuân Mỹ 34 người.
Đánh giá tình hình toàn tỉnh, Hà Tĩnh đang ở nguy cơ dịch cấp độ 2, có 6 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 và 2 xã ở cấp độ 4.
Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lãnh đạo ngành y tế Hà Tĩnh cho rằng: Số ca mắc cộng đồng gia tăng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, ca cộng đồng chưa phát hiện hết, chưa xác định được nguồn lây, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều địa điểm, lĩnh vực phức tạp; tần suất di chuyển, tình trạng tập trung đông người, nhất là tại các lễ hội, liên hoan, hoạt động tôn giáo... Vì vậy, tình hình dịch bệnh trên địa bàn có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng tại nhiều địa phương...
Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho hay, nguyên nhân từ sau Tết Nguyên đán đến nay, số lượng ca bệnh tăng cao là do số lượng người về quê ăn Tết đông, Hà Tĩnh thực hiện không cách ly y tế công dân về từ vùng dịch. Dịp Tết có nhiều hoạt động giao lưu, thăm hỏi, lễ lạt, mua sắm… Bên cạnh đó còn do sự chủ quan của một bộ phận người dân, các đơn vị kinh doanh dịch vụ, sản xuất… không thực hiện nghiêm 5K. Ngoài ra, còn có cả sự lơ là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch ở một số địa phương.
Khẩn trưởng triển khai các biện pháp phòng chống dịch
Trước nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trên diện rộng, UBND tỉnh, BCĐ Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, ngành y tế và các ban ngành địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung triển khai đồng thời các biện pháp phòng chống dịch.
Ngày 10/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương, triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Bênh cạnh chỉ ra những nguyên nhân số lượng ca bệnh tăng cao, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu, các địa phương, đơn vị cần phải tiếp tục tập trung cao cho công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Tập trung kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch, nhất là 5K và tuân thủ quy định về số người khi tổ chức các sự kiện; xử lý nghiêm khi phát hiện các trường hợp vi phạm.
Tăng cường công tác truyền thông cho người dân trong việc xét nghiệm tự nguyện để phát hiện sớm nguy cơ dịch trong cộng đồng; các địa phương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động cung ứng đủ vật tư y tế, nhất là sinh phẩm xét nghiệm để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Xây dựng sớm kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi để khi có vắc-xin sẽ triển khai ngay.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động đưa ra phương án về tổ chức dạy học bậc tiểu học và mầm non; chủ động xây dựng các khu điều trị F0 trên địa bàn; chú trọng công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa điểm văn hóa, tâm linh đầu năm...
Trước đó, ngày 8/2/2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng có Văn bản 565/UBND-VX yêu cầu các sở, ban ngành và các địa phương tăng cường, thực hiện ngay các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát.
Tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt Chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 mùa Xuân. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh, đối với công dân từ 18 tuổi trở lên, 99% được tiêm mũi 1; 97% người đã được tiêm mũi 2; 39% đã được tiêm mũi 3. Đối với công dân từ 12 - dưới 18 tuổi, có 98% người đã tiêm mũi 1 và 96% người tiêm mũi 2.
UBND tỉnh quyết định tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh mầm non, tiểu học và học sinh lớp 6 (đối tượng chưa được tiêm vắc-xin phòng Covid-19) tại các xã, phường, thị trấn có cấp độ dịch cấp 3 và cấp 4. Các xã, phường, thị trấn có cấp độ dịch cấp 3 và 4 đã tiến hành phong tỏa các địa điểm có ổ dịch phức tạp, khoanh vùng, truy vết phòng chống dịch.
Hiện nay, 246 cơ sở test nhanh kháng nguyên trên toàn tỉnh đang phát huy tối đa hiệu quả khi tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở này còn linh hoạt, kịp thời tổ chức các tổ xét nghiệm lưu động nhằm nhanh chóng sàng lọc ở những khu vực có ca bệnh, khu vực phong tỏa. Tính từ ngày 7/2 cho đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện hơn 40.000 mẫu test nhanh để sàng lọc nguy cơ dịch trong cộng đồng.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức, tránh nhiệm, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.