Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2019 | 21:51

Hà Tĩnh: Trên 260 tấn ngao chết do sốc nước ngọt

Mưa lũ về đột ngột, môi trường sống thay đổi, khiến ngao nuôi ở Hà Tĩnh bị sốc nước ngọt, chết hàng loạt

Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh Nguyễn Công Hoàng cho biết, hiện tượng 263,5 tấn ngao nuôi ở thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà) chết  là do mưa lũ làm môi trường thay đổi đột ngột, khiến ngao sốc nước ngọt.

 

ngao-633.jpg
Người nuôi cần thu gom ngao chết đúng quy trình, ngừng nuôi mới để cải thiện môi trường      

 

Sau đợt mưa lũ lớn vừa qua, tại bãi nuôi ngao xã Mai Phụ, xảy ra hiện tượng ngao chết hàng loạt. Theo thống kê, tổng diện tích bị thiệt hại là 79,85 ha với số lượng 263,5 tấn.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản phối hợp với UBND huyện Lộc Hà, kiểm tra tình hình ngao nuôi chết tại xã Mai Phụ và thu mẫu xét nghiệm một số bệnh nguy hiểm

Kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng 3 đã loại bỏ ngao chết do ký sinh trùng gây bệnh Perkinsus (tác nhân gây bệnh chủ yếu cho các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ). Tác nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ngao nuôi chết là do sốc nước ngọt.

“Nước lũ đổ về, khiến nước tại các bãi nuôi bị thay đổi độ mặn, bị ngọt hóa. Việc môi trường nuôi thay đổi đột ngột, đã dẫn tới ngao chết hàng loạt” – ông Hoàng thông tin

Để chủ động phòng chống dịch bệnh xảy ra, và khắc phục hiện tượng ngao chết trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh yêu cầu địa phương và các cơ sở nuôi ngao, thực hiện tốt một số khuyến cáo kỹ thuật đã được cơ quan chuyên môn hướng dẫn.

Tiếp tục thu gom và tiêu hủy ngao chết đúng quy trình; không đổ ngao chết ra cửa sông, các nơi cạnh khu vực nuôi. Đồng thời thu hoạch ngao đã đạt kích cỡ thương phẩm; thường xuyên vệ sinh, làm sạch bãi trong quá trình nuôi.

Bên cạnh đó, cần tạm ngừng thả nuôi mới cho đến khi ngao trong vùng ngừng chết và môi trường được cải thiện; cày xới, phơi bãi trước vụ nuôi; thực hiện gián đoạn giữa các vụ nuôi, không thả nuôi các đợt gối chồng lên nhau.

Sử dụng giống rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định; thả mật độ vừa phải, theo kích cỡ, và theo khuyến cáo của cơ quan quản lý nuôi trồng (mật độ từ 180 - 200 con/m2 đối với cỡ giống từ 400 - 600 con/kg; 200 - 250 con/m2;đối với cỡ từ 600 - 800 con/kg; 250 - 350 con/m2 đối với cỡ giống từ 800 - 2.000 con/kg); khi ngao lớn phải san thưa.

Không thả giống tại các khu vực quá nhiều bùn, có thời gian phơi bãi trên 5h/ngày.

Xuân Hồng: Người dân chong đèn “săn rươi” trong đêm

Khoảng tháng 9, 10 hàng năm, khi mùa rươi về, màn đêm buông xuống, là lúc người dân xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) xách xô, vợt, rổ rá... ra đồng ruộng, giăng lưới, soi đèn bắt rươi.

 

ruoi-8989.jpg

Người dân Xuân Hồng soi đèn vớt rươi trong đêm

 

Từ  7- 9 giờ tối, cánh đồng xã Xuân Hồng, mùa rươi về nhộn nhịp như phố ngoài đồng, bởi những chiếc đèn pin sáng trưng, gắn trên đầu mỗi người. Chỉ còn nghe tiếng vợt chao rươi, tiếng lội giữa đồng nước bì bõm.

Vào tháng 9/10, rươi từ trong long đất chui lên, mỗi tháng 7 – 10 ngày, nên bà con tranh thủ ngày “vàng”, ra ruộng vớt “lộc trời”, kiếm thêm thu nhập.

Mặc dù có đèn pin soi sáng rực, nhưng do nước ruộng đục dễ lẫn, rất khó nhìn, nên ai cũng phải chăm chú, tập trung để vớt rươi

Theo đó, trên các ruộng lúa, trước khi mùa rươi bắt đầu, các chủ ruộng dùng lưới giăng quanh bờ để rươi không bơi sang ruộng nhà khác, lưới cũng là vật để rươi bám vào mỗi khi nước rút

Ông Hạnh, người có kinh nghiệm nhiều năm “săn” rươi, thôn 5 xã Xuân Hồng, cho biết, theo con nước, rươi chỉ “sôi” lên vào ban đêm, chủ yếu từ 7 – 9h đêm

Đặc sản rươi, từ bao đời nay, tạo nên những món ăn ngon bổ như: chả rươi, mắm rươi, và đương nhiên, giá cả cũng không hề rẻ, rươi mua tại ruộng đã 400 – 500 đồng/kg

Bà Phạm Thị Hằng, thôn 5 xã Xuân Hồng, chia sẻ, những năm rươi nổi lên nhiều, có đêm 2 vợ chồng bắt được 5 kg, rươi đem ra khỏi ruộng được thương lái mua ngay trong đêm, không còn để đưa về nhà.

Rươi Xuân Hồng nức tiếng cả vùng, thân mập, nhiều bột, béo ngậy. Vì vậy, thương lái thường tìm mua tận ruộng, giá 400 – 500.000 đồng/kg. Những hôm rươi nhiều, loại “giun nước” này đem lại cho bà con Xuân Hồng hàng triệu đồng/đêm

Ngư dân Nghệ An nhộn nhịp vớt "lộc biển"

Bãi biển Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) những ngày này trở nên nhộn nhịp hơn, bởi đông đảo người dân tập trung vớt ruốc biển dạt vào bãi.

 

ruoc-33.jpg

 Ngư dân dùng lưới xăm vớt ruốc biển theo hải lưu  trôi dạt vào gần bờ. Ảnh: Nhật Thanh.

 

Thường vào cuối tháng 8, 9 âm lịch, trời mùa  thu, bình yên, biển lặng. Đây là thời điểm ngư dân miệt biển Quỳnh Lưu vào vụ vớt ruốc biển.

Mùa ruốc có nhiều nhất vào tháng 8,9 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, không phải ngày nào ruốc cũng "vào". Cũng có những buổi, khi rũ một mẻ lưới lớn chỉ được chưa đầy 1 tạ ruốc.

Ngày cao điểm, trung bình mỗi nhà vớt được vài tạ ruốc chỉ trong một buổi chiều, những người dùng thuyền và lưới lớn có thể thu hoạch nhiều hơn.

Ruốc bắt từ dưới biển lên tươi rói, trông rất ngon mắt, được bán với giá 10.000 đồng/kg ngay tại bãi biển.

Ruốc vớt được nhiều, bà con đưa đi bán tươi ở vùng khác, số còn lại tập kết để làm mắm tôm chua.

Bình Thuận: Sản lượng muối 2019 ước đạt 52.455 tấn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng muối 9 tháng năm 2019 toàn tỉnh ước đạt 52.455 tấn, theo kế hoạch đề ra 79.000 tấn. Trong đó, muối công nghiệp 37.301 tấn, muối sạch 9.354 tấn, muối thủ công của diêm dân 5.800 tấn, đạt 66,4%, giảm 21,7% so cùng kỳ 2018.

 

muoi-1919.jpg

Diêm dân sản xuất muối

 

Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 671,2 ha sản xuất muối, giảm 357,8 ha so với cuối năm 2018 (617,2 ha/ 975 ha), do Công ty TNHH Thông Thuận và các hộ diêm dân của xã Chí Công (Tuy Phong) chuyển diện tích đất sản xuất muối sang mục đích khác.

 

 

 

 

An Như (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top