Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2017 | 8:25

Hà Tĩnh: “Mướt mắt” với những luống rau sạch “vạn người mê”

Họ những người phụ nữ gia đình, mong muốn giản dị với những bữa ăn có đĩa rau sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bà Khương với dự án rau sạch, với mô hình thủy canh của mình (ảnh: T.Hoa)

Nguồn đam mê trồng rau sạch từ Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck

Bà Nguyễn Thị Bích Khương một người phụ nữ đã gần 70 tuổi, sinh sống tại P.Bắc Hà, TP.Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), khi tuổi toan về già, con cháu đã đề huề, bà nhận thức được sức khỏe quý giá thế nào. Lúc này, bà mới nói với con cháu về nguyện vọng của mình, “Mẹ thích thú dự án rau sạch của Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck. Mẹ muốn làm cái gì đó có ý nghĩa khi tuổi già. Mẹ muốn thực hiện một dự án trồng rau thủy canh”.

“Lúc đó, cả nhà đều giật mình, không phải về ý tưởng rau sạch của mẹ mà giật mình khi bà nhắc tới Cựu thủ tướng Thái Lan” – con trai bà nói

Dự án xuất phát từ nguồn đam mê Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck của bà Khương 

Bà Khương chia sẻ, tôi rất thích cách trả lời của Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck khi hỏi về bí quyết “đẹp không tuổi, vạn người mê”, bà ấy đã nói: Bí quyết để bà cảm thấy luôn tươi trẻ mãi chính là nhờ niềm đam mê từ thích trồng nấm, trồng rau xanh, quả sạch, thưởng thức trà và đọc sách hằng ngày.

“Tôi cũng là phụ nữ, dù già hay trẻ luôn cần sức khỏe, trước hết cho tôi, sau nữa làm gương cho con cháu. Vì thế, tôi đã cùng hai cậu con trai vào Đà Lạt học tập, tìm hiểu mô hình trồng rau thủy canh” – bà Khương cho biết.

Nói về quyết tâm, bà Khương tâm sự: “Tôi thích lắm, quyết tâm làm bằng được. Với số tiền lương hưu ít ỏi tích lũy được qua hàng chục năm, cùng với sự hỗ trợ của các con, tôi đã đầu tư trang trại rau thủy canh tại thôn Nam Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án đã gắn với tôi hơn 1 năm nay, kết quả đến lúc này tôi mãn nguyện, ít nhất thực hiện được đam mê, hai nữa giúp gia đình yên tâm về nguồn thực phẩm sạch và đặc biệt là không gian riêng cho tôi an dưỡng tuổi già”.

Bà vui mừng khi dự án cho ra kết quả 

Một thực tế, chứng mình cho người xem bằng một mô hình rau thủy canh đầu tiên, độc đáo tại tỉnh Hà Tĩnh.

Khi tận mắt chứng kiến mô hình này, nhiều người thắc mắc, từ thủy canh nghĩa là “trồng cây trong nước”, thì bà Khương giải thích: ”Do có rất nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên có thể mở rộng định nghĩa thủy canh là " trồng cây không sử dụng đất

Mô hình với 350m2, có 20 giàn trên 3.000 cây và 300 củ, quả, đủ các loại (ảnh; T.Hoa

Thực sự nhìn những luống rau sạch với diện tích 350m2, có 20 giàn trên 3.000 cây và 300 củ, quả, đủ các loại rau như: cải ngũ sắc, cải bó xôi, xà lách Mỹ… một màu xanh mướt, mơn mởn, không thuốc trừ sâu người xem không khỏi xuýt xoa khen ngợi, thích thú.

Ước mơ của cụ bà 70 tuổi này, đâu chỉ dừng lại là đam mê mà con là khát vọng vươn xa, “Tôi hi vọng trong tương lai mô hình trồng rau thủy canh của mình sẽ được phát triển để cung cấp cho gia đình, bạn bè và thị trường nguồn nông sản sạch, giá cả phải chăng. Tôi cũng mong sẽ ngày càng có nhiều hơn những vườn rau như thế này để cung cấp rau sạch, an toàn, giá rẻ cho bữa ăn của các gia đình."

Đến những “nông dân sân thượng”

Trước ma trận thực phẩm bẩn, xu hướng trồng rau sạch trên sân thượng tại TP.Hà Tĩnh bùng nổ. Kéo theo đó, xuất hiện đủ kiểu trồng rau, như trồng trong thùng xốp, trong chậu, trồng rau thủy canh, thậm chí là trong bao tải, túi nilon... với mục đích chính là tiết kiệm chi phí và có rau sạch ăn hàng ngày.

Những luống rau sạch trên sân thượng của chị An

Bỏ đi hay áp dụng khoa học trồng rau thủy canh, họ cũng là những người phụ nữ mong muốn có những bữa ăn ngon, đảm bảo sức khỏe gia đình. Họ không ngần ngại bỏ tiền, bỏ sức tỉ mẩn sưu tập những chiếc thùng xốp, lốp xe ô tô hay bất cứ thứ gì có để đựng được đất khuân vác lên sân thượng, mái tôn để làm “sân” trồng rau sạch.

Những “nông dân sân thượng” đã thực hiện niềm đam mê của mình bằng những “mô hình” đầy sáng tạo, rau sạch trên sân thượng, mái tôn

Rau muống chỉ cần 1 -2 tháng là đã cho thu hoạch

Chị Trương Quỳnh An (P.Trần Phú, TP.Hà Tĩnh), ngoài những buổi dạy học ở trường, thời gian rỗi, chị và chồng (con) đi “nhặt" những chiếc thùng xốp, lốp xe ô tô đưa về nhà, bỏ đất, bỏ phân để ươm rau.

Thời gian cho những “luống” rau sạch của chị cũng nhanh, trong 1 tháng là có thu hoạch những mớ rau đầu tiên. Khi hỏi về kỹ thuật chăm sóc, chị chia sẻ: “Làm như các cụ ở quê thôi, vun đất, bón phân và tưới nước đều đặn. Kỳ công hơn là dùng tay bắt sâu cho từng chiếc lá thay vì dùng thuốc thực vật. Do nhu cầu rau chỉ phục vụ cho gia đình nên vài chục thùng xốp rau thì cả nhà ăn thoải mái”.

Rau được trồng trong lốp ô tô rất lạ mắt

“Vừa có nguồn rau sạch đảm bảo sức khỏe, vừa là đam mê thích chăm bón, gieo trồng cây xanh nên việc trồng rau sạch trông lốp xe ô tô ở sân thượng với tôi không có gì vất vả. Mỗi ngày được lên ngắm hoa, chăm rau với tôi là một ngày đầy niềm vui và hạnh phúc” – chị An hồ hởi nói.

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top