Tám tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản (BĐS) ghi nhận sự tăng trưởng ổn định ở các phân khúc. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, hai phân khúc BĐS khu công nghiệp và BĐS nghỉ dưỡng sẽ dẫn dắt thị trường BĐS bốn tháng cuối năm 2019.
BĐS khu công nghiệp nhiều cơ hội bứt phá
Trong 8 tháng đầu năm 2019, tâm lý nghe ngóng chờ đợi và đầu tư phòng thủ theo kiểu “ăn chắc mặc bền” đang có xu hướng mạnh dần. Vì vậy, trong bốn tháng cuối năm 2019, các loại hình BĐS có khả năng mang lại dòng tiền sẽ trở nên hấp dẫn, BĐS khu công nghiệp được nhận định có nhiều cơ hội để bứt phá trên thị trường BĐS.
Cụ thể, theo số liệu từ CBRE Việt Nam, tính đến quý II/2019, nguồn cung BĐS công nghiệp tại miền Bắc là 8.410ha đất công nghiệp và 149,8ha nhà xưởng xây sẵn; tại miền Nam là 32.229,5ha đất công nghiệp và 148ha nhà xưởng xây sẵn. Trong đó, tỷ lệ lấp đầy BĐS công nghiệp đạt rất cao. Đối với đất công nghiệp ở miền Bắc, tỷ lệ lấp đầy đạt 85,7%, nhà xưởng xây sẵn đạt 91,1%. Tại miền Nam, tỷ lệ tương ứng là 90% và 80%.
Đối với mức giá thuê BĐS công nghiệp cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Hiện giá thuê đất công nghiệp tại miền Bắc là 88,2USD/m2/thời hạn thuê, nhà xưởng xây sẵn là 4,8USD/m2/thời hạn thuê. Ở miền Nam, giá thuê đất công nghiệp là 132USD/m2/thời hạn thuê, nhà xưởng xây sẵn là 4,5USD/m2/tháng. Mức giá này tăng khoảng 30 - 40% so với 2-3 năm trước.
Sự tăng trưởng của thị trường BĐS công nghiệp có được nhờ kinh tế phát triển mạnh mẽ, định hướng xuất khẩu, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, cùng các vùng kinh tế trọng điểm được thành lập.
Cùng nhận định này, ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) cho thấy Việt Nam luôn nỗ lực hội nhập quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội khi hàng rào thuế quan giảm và tạo thêm động lực để Việt Nam tái lập môi trường kinh doanh.
Ông Stephen kỳ vọng lĩnh vực công nghiệp sẽ tiếp tục là lĩnh vực hấp dẫn nhất trong bốn tháng cuối năm 2019 và sự quan tâm từ nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn vững mạnh. Việc thiếu hụt những tài sản công nghệ cao, không gian kho bãi hiện đại và nhu cầu mạnh mẽ từ những doanh nghiệp trong khu vực đang thúc đẩy tiềm năng của thị trường BĐS công nghiệp. Trong những tháng còn lại của năm, BĐS công nghiệp có thể gia tăng nguồn cung, đồng thời có nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập hoặc đón thêm nhiều khách thuê mới cũng như nhà đầu tư mới.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vào Việt Nam cũng đang gặp một số thách thức, như: việc tìm kiếm đối tác liên doanh tin cậy, vấn đề cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính còn hạn chế. Ngoài ra, chất lượng tài sản, tốc độ tăng trưởng giá thuê, quy mô giao dịch và thời hạn còn lại của quyền sử dụng đất là những yếu tố mấu chốt cho quyết định của nhà đầu tư.
Cơ hội cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng
Theo thống kê sơ bộ, trong 8 tháng đầu năm 2019, nguồn cung BĐS nghỉ dưỡng đang phủ sóng khá dày đặc tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Ghi nhận có trên 65% số người tham gia thị trường địa ốc năm 2019 đang chọn BĐS ven biển để đầu tư.
Theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2018, tổng nguồn cung condotel trên cả nước đạt 8.507 căn. Nếu xét theo địa bàn, Khánh Hòa dẫn đầu nguồn cung với 2.231 căn, chiếm 26,2% tổng nguồn cung; tiếp theo là Quảng Ninh với 1.621 căn, chiếm 19,1%; Đà Nẵng với 1.211 căn, chiếm 14,2%...
Nhận định về nguồn cung, theo báo cáo của DKRA, chỉ trong vòng 3 năm, từ 2016 đến nay, Đà Nẵng có khoảng 9.890 căn condotel đến từ 12 dự án được đưa ra thị trường, sức tiêu thụ đạt 75% nguồn cung (7.418 căn).
Đánh giá thị trường BĐS nghỉ dưỡng, bộ phận kinh doanh của Savills Việt Nam nhận định, cuối năm 2019 và đầu năm 2020 sẽ là thời điểm thích hợp để BĐS nghĩ dưỡng bứt phá. Những yếu tố như khai phá thị trường tại các điểm đến mới như Phan Thiết (Bình Thuận), Phan Rang (Ninh Thuận), Lâm Đồng, Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)..., các tỉnh miền Trung, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài và hoàn thiện về mặt pháp lý sẽ là cơ hội cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng đón làn gió mới.
Tuy nhiên, theo bộ phận kinh doanh của Savills Việt Nam, các nhà đầu tư cần thận trọng về tính pháp lý, nên đầu tư tập trung và hạn chế phân luồng tại các dự án nhỏ lẻ. Bởi điều này sẽ có nguy cơ khiến thị trường bị chững lại, gây mất cân bằng cảnh quan đô thị và thiếu hụt những dự án quy mô, bài bản. Điểm khác biệt lớn so với giai đoạn trước đó là, nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp đang quen dần với bán kính dịch chuyển thị trường xa hơn, độ mở cũng như quy mô của thị trường ngày càng lớn hơn.
Cùng với đó, làn sóng đầu tư BĐS khu vực ven biển tại Việt Nam sẽ còn dâng cao trong thời gian tới. Sự phát triển của kênh đầu tư BĐS nghỉ dưỡng do tăng trưởng du lịch ấn tượng, kết nối hạ tầng liên vùng đang tốt dần lên, bao gồm cả đường bộ và hàng không. Bên cạnh sự gia tăng lượng khách du lịch quốc tế, du lịch trong nước cũng phát triển về lượng và biến đổi về chất (thói quen du lịch, thị hiếu tiêu dùng khi du lịch) nhờ đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu trải nghiệm ngày càng lớn. Trong các tháng cuối năm 2019 và vài năm tới, làn sóng đầu tư BĐS nghỉ dưỡng hứa hẹn còn tiếp tục tăng lên do Việt Nam vẫn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành công nghiệp không khói.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.