Hầm đường bộ Cù Mông: Tăng tốc thi công đưa vào vận hành trước Tết
Chính thức khởi công từ cuối tháng 9/2015, sau gần 3 năm triển khai, nhà thầu thi công hầm đường bộ Cù Mông đã hoàn thành đào, gia cố 2 ống hầm và đang gấp rút hoàn thành công tác đổ bê tông vỏ hầm khai thác phía Tây, lắp đặt thiết bị và đường dẫn vào hầm
Dự kiến trong quý I/2019, hầm sẽ chính thức được đưa vào sử dụng.
Những ngày này, không khí làm việc trên công trường hầm đường bộ Cù Mông diễn ra rất sôi nổi, nhộn nhịp. Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả (nhà đầu tư công trình), hiện nay trên công trường có 10 đơn vị thi công. Các nhà thầu chính là Tập đoàn Hải Thạch, Công ty CP Xây dựng và nhân lực Việt Nam. Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty Apave quốc tế, Công ty TNHH Apave châu Á - Thái Bình Dương và Công ty CP Tư vấn xây dựng A2Z. Đây đều là những đơn vị có nhiều kinh nghiệm khi thi công hầm đường bộ Đèo Cả.
Hiện hơn 700 cán bộ nhân viên, công nhân lao động thi công hầm đường bộ Cù Mông, mỗi người một nhiệm vụ, cần mẫn và tận tụy với công việc. Để đẩy nhanh tiến độ, công trình được bố trí thành 14 mũi thi công, trong đó 10 mũi thi công ống hầm, 4 mũi thi công đường dẫn hai bên. Tất cả các mũi thi công đều làm việc 3 ca/ngày.
Phía bên trong đường hầm, từng tốp công nhân lao động hăng say trên chiều dài 2.600m hầm, các mũi thi công được triển khai song song, 3 ca liên tục. Tại các lý trình hầm khác nhau được tổ chức các mũi thi công đảm bảo cân đối nhịp nhàng, 2 mũi lắp đặt lớp phòng nước đi trước, 5 mũi đổ bê tông vỏ hầm tiến theo và các mũi thi công hệ thống thoát nước, đường bảo dưỡng, lắp đặt thiết bị.
Dự án có chiều dài hơn 6,6km, trong đó phần hầm dài hơn 2,6km, đường dẫn phía Bắc dài 2km và đường dẫn phía Nam dài 2km. Dự án được phân kỳ đầu tư chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đào 2 ống hầm có kích thước bằng nhau, hoàn thiện trước 1 ống hầm phía Tây để lưu thông 2 chiều (giống hầm Hải Vân đang khai thác); giai đoạn 2 sẽ hoàn thiện toàn bộ 2 ống hầm (giống hầm Đèo Cả đang khai thác).
Ông Cao Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Hầm đường bộ Cù Mông, cho biết: Ngoài máy móc hiện đại, đơn vị còn thu hút được nhiều kỹ sư có năng lực, kinh nghiệm trong thi công hầm. Nhờ vậy, khối lượng lớn nhất và cũng khó khăn nhất là khoan hầm xuyên núi đã được hoàn thành vào tháng 1 vừa qua, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của công trình. Hiện nay, các nhà thầu đang tập trung đổ bê tông vỏ hầm dưới sự giám sát chặt chẽ của tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Tiến độ đã được Bộ GTVT phê duyệt thì dự án được triển khai từ quý IV/2015 đến hết quý I/2019 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác. Nhà đầu tư đã đặt ra mục tiêu và các đơn vị tham gia thi công dự án cũng đã cam kết thông xe kỹ thuật hầm Cù Mông trước Tết Nguyên Đán 2019, tiến độ đến thời điểm hiện tại cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra. Cụ thể, công tác đổ bê tông vỏ hầm đến nay đạt 2.000m/2.600m, dự kiến đến hết tháng 8/2018 cơ bản hoàn thành công tác đổ bê tông vỏ hầm; hệ thống thoát nước trong hầm, bê tông mặt đường cũng đang được triển khai song song, dự kiến đến hết tháng 10/2018 sẽ hoàn thành. Phần tuyến đường dẫn vào hầm phía Bắc và phía Nam cũng đang gấp rút triển khai, đến nay toàn bộ phần nền đường, hệ thống thoát nước đã thi công xong và nhà thầu đang triển khai thi công lớp móng mặt đường, dự kiến hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa mặt đường xong trước mùa mưa năm nay. Các hạng mục phục vụ vận hành khai thác như: trung tâm điều hành giao thông, trạm thu phí, hệ thống xử lý nước thải, các trạm biến áp cấp điện vận hành cũng đang được gấp rút triển khai và hoàn thành trước tháng 11/2018. Hệ thống thiết bị đảm bảo an toàn, quản lý vận hành khai thác cũng đã được các nhà thầu đặt hàng, mua sắm và tập kết tại kho công trường để sẵn sàng lắp đặt, dự kiến công tác lắp đặt thiết bị sẽ hoàn thành trong tháng 11/2018 để vận hành thử trước khi hầm Cù Mông chính thức thông xe.
Phần tuyến đường dẫn vào hầm phía Bắc và phía Nam cũng đang gấp rút triển khai, đến nay toàn bộ phần nền đường, hệ thống thoát nước đã thi công xong
“Đến thời điểm hiện tại, công tác GPMB của dự án cũng đã được địa phương 2 tỉnh Phú Yên, Bình Định bàn giao cho nhà đầu tư đảm bảo triển khai các hạng mục chính theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay đối với công trình này chính là vướng mặt bằng. Bởi đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa nhận được mặt bằng để triển khai thi công tuyến đường điện 22kV cấp điện cho công tác vận hành hầm, dẫn đến nguy cơ hầm đã hoàn thành nhưng chưa có nguồn điện để vận hành và ảnh hưởng đến mốc tiến độ đưa hầm Cù Mông vào vận hành khai tác trước Tết Nguyên đán 2019”, ông Nguyễn Tấn Đông cho biết thêm./.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.