Từ nay đến cuối năm, nhiều nhà máy chế biến rau quả quy mô lớn sẽ đi vào vận hành.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Dự báo, các tháng cuối năm nay, nhiều nhà máy chế biến rau quả quy mô lớn sẽ đi vào vận hành. Điều này được nhận định sẽ bổ sung đáng kể vào năng lực sản xuất, chế biến rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể như tổ hợp dự án Doveco Tây Nguyên (công suất 30.000 tấn rau củ quả/năm); nhà máy Tanifood Tây Ninh (tổng vốn 1.500 tỷ đồng, công suất nhà máy 150.000 tấn/năm)…
Báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy, giá trị xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 74% thị phần. Một số thị trường khác có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan (tăng 35%), Úc (tăng 31,6%), Hoa Kỳ (tăng 30,8%) và Hàn Quốc (tăng 24,2%).
Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, chủ yếu là rau quả thô hoặc sơ chế với tỷ trọng lên tới 90,3%. Các loại rau quả đã qua chế biến chỉ chiếm 9,7%. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo cả năm nay, ngành rau quả có nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD./.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.