Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 23 tháng 9 năm 2018 | 11:16

Hàng loạt vi phạm khi CPH cảng Quy Nhơn: Cần phải xử lý nghiêm

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hóa cảng Quy Nhơn từ việc tham mưu, ban hành văn bản, đến chuyển nhượng cổ phiếu...

Tháng 6/2015, Vinalines bất ngờ chuyển nhượng đợt 2 với 10,5 triệu CP, tương đương 26,01% tỷ lệ sở hữu QNP cho Công ty CP Đầu tư khoáng sản Hợp Thành. Đến tháng 9/2015, Vinalines tiếp tục bán toàn bộ phần vốn còn lại trong Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP, 19,8 triệu CP với tỷ lệ 49%) cho Công ty Hợp Thành, giúp doanh nghiệp này tăng tỷ lệ nắm giữ QNP lên 86,23% với tổng trị giá 440 tỷ đồng.
 
Nhận định vụ mua bán này có dấu hiệu làm thất thoát tài sản Nhà nước, tháng 4/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa QNP. Sau đó, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra. Đến cuối tháng 7/2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chỉ đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
quy-nhon.jpg
Sẽ xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có sai phạm trong quá trình CPH cảng Quy Nhơn
 
Nội dung Thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện cổ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Cảng Quy Nhơn, việc thực hiện thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn, bao gồm: chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; việc xác định, phê duyệt giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; việc thẩm định, phê duyệt giá cổ phần để thoái vốn nhà nước; việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước…; đánh giá tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
 
Ngày 17/9, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra cho thấy việc cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại cảng Quy Nhơn, Bộ Giao thông - Vận tải, Vinaline, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, Tổ giúp việc, Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm.
 
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến UB Kiểm tra TƯ để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với những cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại kết luận thanh tra.
 
Đối với UBND tỉnh Bình Định: Việc UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ cho phép cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn theo hướng Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ (tại Văn bản số 1115/UBND-KTN ngày 04/4/2013), sau đó tiếp tục đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho bán hết 49% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (tại Văn bản số 628/UBND-TH ngày 25/02/2014), và việc Bí thư Tỉnh ủy Bình Định có Văn bản số 1062-CV/TU ngày 13/7/2015 đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ bán toàn bộ 49% cổ phần của Nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là không đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ. Trách nhiệm thuộc về một số lãnh đạo tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010 - 2015.
 
Đối với Bộ Giao thông vận tải: Với vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông, vận tải, là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Vinalines nhưng chưa làm đúng chức năng, nhiệm vụ, đó là Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 49% vốn điều lệ (tại Văn bản số 2900/BGTVT-QLNN ngày 04/4/2013); sau đó, lại tiếp tục đề nghị Thủ tướng cho phép Vinalines chuyển nhượng hết 49% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (tại Văn bản số 2342/BGTVT-QLDN ngày 07/3/2014, số 9210/BGTVT-QLDN ngày 05/9/2014) là không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013, trong đó cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ.
 
Bộ GTVT đã không xem xét, đánh giá toàn diện những nội dung Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Vinalines đã nêu mà tiếp tục có Văn bản số 9210/BGTVT-QLDN ngày 05/9/2014 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho bán hết 49% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là thiếu căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, chưa thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và đại diện chủ sở hữu đối với Vinalines.
 
Đối với Văn phòng Chính phủ đã tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 747/TTg-ĐMDN ngày 27/5/2013 về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, trong đó tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ là 49% vốn điều lệ; tiếp đó, mặc dù đề nghị của Bộ GTVT về việc cho bán hết 49% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn thiếu cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, nhưng Văn phòng Chính phủ vẫn trình Phó Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 1652/TTg-ĐMDN ngày 08/9/2014 cho bán hết 49% vốn nhà nước là không đúng với Đề án tái cơ cấu Vinalines giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 (Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn). Mặt khác, Văn phòng Chính phủ đã tham mưu: sau cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, không đúng quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, làm hạn chế việc cổ phiếu Cảng Quy Nhơn hướng tới giá thị trường, công khai, minh bạch; khó khăn, bất cập khi Nhà nước thực hiện thoái vốn đầu tư. Trách nhiệm đối với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc về các cá nhân có liên quan của Văn phòng Chính phủ.
 
Ngoài ra, kết luận Thanh tra còn chỉ rõ việc xác định GTDN để cổ phần hóa; việc thẩm định giá cổ phần để thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn; việc phê duyệt GTDN, giá trị cổ phần đã có những khuyết điểm, vi phạm.
 
Vi phạm trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
 
Việc giao đất cho Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn và Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn, việc đầu tư mở rộng Cảng đã có những khuyết điểm, vi phạm.
 
Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn trích khấu hao nhanh tài sản cố định không đúng quy định.
 
Kết luận chỉ rõ: Việc cổ phần hóa, thoái hết vốn nhà nước tại Cảng Quy Nhơn đã thực hiện không đúng với Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (đã được Ban Cán sự đảng Chính phủ trình, Bộ Chính trị đã thông qua), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013, trong đó cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Nhà nước nắm giữ 75% vốn điều lệ; việc Bộ GTVT cho phép Vinalines chuyển nhượng 75,01% cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước theo phương thức thỏa thuận trực tiếp khi không báo cáo, chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm quy định của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính, do đó 75,01% cổ phần mà Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải xử lý thu hồi về sở hữu Nhà nước; các tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
 
Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp rất kiên quyết trong việc thực hành chống tham những, rất nhiều cán bộ cấp cao đã bị đưa ra xét xử vì đã có những sai phạm trong công tác quản lý. Việc xử lý rất nghiêm minh không có vùng cấm của Đảng và Nhà nước đã đem lại niềm tin của quần chúng nhân dân trong công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng đang diễn ra.
 
Vụ việc cổ phần hóa tại Cảng Quy Nhơn sau Kết luận của Thanh tra Chính phủ thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa lại càng khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top