Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh (HoREA), trong 6 tháng đầu năm 2017, trong tổng số 18.000 doanh nghiệp được thành lập mới có 1/3 số doanh nghiệp có liên quan tới hoạt động kinh doanh BĐS. Điều này minh chứng rằng thị trường BĐS tiếp tục nhận được sự quan tâm, đầu tư khởi nghiệp của xã hội.
Cụ thể, tại công văn số 58/CV – HoREA về việc báo cáo tình hình thị trường BĐS 6 tháng đầu năm 2017, HoREA nhận định thị trường BĐS sau giai đoạn bị khủng hoảng đóng băng, đã phục hồi và đi vào chu kỳ tăng trưởng trở lại kể từ cuối năm 2013 cho đến nay. Năm 2015, thị trường đã đạt mức tăng trưởng rất cao, nhưng năm 2016 đã bắt đầu có dấu hiệu "chững lại" và xu thế "chững lại" này vẫn tiếp tục trong 6 tháng đầu năm 2017.
Trái lại với việc thị trường BĐS có dấu hiệu chững lại, nhiều doanh nghiệp vẫn được thành lập mới trong đó doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS chiếm đa số. Theo đó, tính đến 31/12/2016, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã có có 13.220 doanh nghiệp BĐS (gồm 4.970 Công ty cổ phần, 5.878 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, 2.140 Công ty TNHH một thành viên, 232 doanh nghiệp tư nhân). Trong 6 tháng đầu năm 2017, đã có 18.000 doanh nghiệp được thành lập, nhưng có đến khoảng hơn 1/3 doanh nghiệp BĐS, phần lớn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ BĐS. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường BĐS vẫn đang thu hút sự quan tâm đầu tư, khởi nghiệp của xã hội, nhưng cũng đặt ra vấn đề về năng lực hoạt động, tính chuyên nghiệp, và cơ quan quản lý nhà nước cần hết sức quan tâm công tác quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập.
HoREA kiến nghị cần minh bạch trong phương thức đấu giá đất công nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách của thành phố
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế……HoREA cũng tán thành việc cần thiết chuyển mục đích sử dụng đất một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp. Điều này tạo nên giá trị gia tăng trong quá trình đầu tư, khai thác kinh doanh, tạo ra nguồn thu bền vững, ổn định cho thành phố, và tạo nên sự chuyển đổi thực chất cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, HoREA đề nghị cần kiểm soát xu thế chỉ muốn chuyển các khu đất tại các vị trí "đắc địa" sang làm nhà ở, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng và nguồn thu lâu dài cho thành phố. Thực hiện phổ biến phương thức đấu giá đất, hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai để lựa chọn nhà đầu tư, làm tăng thêm tính minh bạch cho thị trường BĐS.
Đối với các khu đất công trên địa bàn thành phố, HoREA kiến nghị trong quá trình thực hiện xã hội hóa đầu tư theo phương thức hợp tác công - tư (PPP), phương thức xây dựng - chuyển giao (BT) đối với các khu đất công, hoặc các công trình chọn thầu thi công, để đảm bảo tính minh bạch, công khai, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, công bằng. Thời gian qua có nhiều công trình, dự án được chỉ định thầu, chỉ định nhà đầu tư không công khai, làm cho môi trường kinh doanh thiếu minh bạch, Hiệp hội kiến nghị áp dụng phổ biến phương thức đấu giá đất, đấu thầu dự án để lựa chọn nhà đầu tư và đảm bảo hiệu quả cao nhất cho thành phố, mà điển hình là bài học đắt giá từ việc đấu giá khu đất công tại số 23 Lê Duẩn, quận 1 với giá khởi điểm đấu giá là 558 tỷ đồng, có 13 doanh nghiệp tham dự đấu giá, sau 16 vòng đấu giá, mức giá thắng đấu giá lên đến 1.430 tỷ đồng, gấp 2,6 lần giá khởi điểm./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.