Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019 | 0:0

Hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia đảm bảo nghiêm túc, an toàn

Một kỳ thi diễn ra tốt đẹp và theo đánh chung của thí sinh, đề thi kỳ thi THPT quốc gia 2019 năm nay dễ thở.

Sau 3 ngày thi, giáo viên, học sinh đều có nhận định chung đề thi năm nay vừa sức với đa số thí sinh.

Đối với cả 5 môn thi, theo nhận định chung, đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm nay phù hợp với hình thức thi đã công bố, tiếp tục theo định hướng đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

hs2.jpg

Tuy không có sự đột phá mới nhưng đề có tính phân loại cao, trọng tâm phù hợp với kỳ thi "2 trong 1", vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Hà Tĩnh không có thí sinh, cán bộ coi thi bị lập biên bản

Ý thức tự giác của các thí sinh, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ cán bộ, giảng viên đến từ 4 trường đại học và cán bộ coi thi sở tại đã giúp Hà Tĩnh hoàn thành kỳ thi một cách nghiêm túc, đúng quy chế. Cụm thi Hà Tĩnh không có thí sinh, cán bộ coi thi bị lập biên bản.

Qua 5 buổi thi, tại 35 điểm thi có 174 thí sinh ở các môn bỏ thi không có lý do. Công tác niêm phong đề thi thừa được thực hiện đúng quy chế.

com.jpg

Đoàn trường Trường THPT Cẩm Bình (xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tổ chức nấu 80 suất cơm trưa miễn phí phục vụ thí sinh thi có hoàn cảnh khó khăn và ở xa ở điểm trường này.

Để kỳ thi diễn ra an toàn, thời gian qua, ngành công an triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự vòng trong, vòng ngoài, bảo vệ đề, bài thi, phân luồng giao thông ở khu vực có điểm thi; ngành y tế tham gia đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ giáo viên coi thi, các thí sinh tại hội đồng thi; ngành giao thông chủ động chuẩn bị xe vận chuyển đề thi, phục vụ giáo viên coi thi; lực lượng thanh niên tình nguyện cũng phân công cắm chốt tại mỗi điểm thi.

 

Thừa Thiên - Huế: Kỳ thi thành công tốt đẹp

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Tân, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ở địa phương này đã thành công tốt đẹp.

Theo ông Tân, số lượng thí sinh tham gia dự thi trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt theo quy chế là 99,19%, tổng số lượng thí sinh tham gia dự 12.140. Trong đó, nổi bật nhất của Kỳ thi này chính là không có thí sinh nào bị lập biên bản vi phạm quy chế thi.

Tuy nhiên, 100% thí sinh tham gia dự thi đều đảm bảo sức khỏe và Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra thành công tốt đẹp.
100% thí sinh tham gia dự thi đều đảm bảo sức khỏe và Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thành công tốt đẹp.

Ông Tân thông tin thêm, trong Kỳ thi THPT năm nay, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có một số trường hợp thí sinh đặc biệt, điển hình, nữ thí sinh Huỳnh Ngân Giang (Trường THPT Nguyễn Huệ) do bị khiếm thị về mắt nên đã được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Giáo dục và Đào tạo để em này được sử dụng đề thi trên khổ giấy A3, với cỡ chữ 18 thay vì sử dụng đề trên giấy A4 và cỡ chữ 14 như các thí sinh thông thường.

Một trường hợp khác bị bỏng nặng phải cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cố gắng nghiên cứu để đặc cách cho học sinh theo quy chế thi, tuy nhiên, em này có môn bị điểm trung bình nên không được, bởi vì những học sinh khá mới được đặc cách. Với sự phân tích, động viên của lãnh đạo Sở, nhà trường, bản thân em và gia đình đã chấp nhận điều trị để ổn định sức khỏe và thí sinh này sẽ thi lại trong năm sau.

Điểm đáng mừng khác trong Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đó là dù diễn ra trong thời tiết nắng nóng nhưng tất cả thí sinh đều có sức khỏe đảm bảo.

Thời tiết trong những ngày diễn ra Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ở tỉnh Thừa Thiên Huế khá nóng bức.
Thời tiết trong những ngày diễn ra Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 ở tỉnh Thừa Thiên Huế khá nóng bức.

Hiện tại, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tiến hành hoàn thiện các báo cáo, thủ tục theo quy chế thi và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vẫn còn tình trạng gian lận

 Từ ngày 25 đến 27/6, hơn 880.000 thí sinh trên cả nước chính thức tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

Nhìn lại kỳ thi này, chúng ta có thể thấy Bộ GD-ĐT đã nỗ lực để kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm tại các điểm thi trên cả nước.

Với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ là đảm bảo an toàn, nghiêm túc cho kỳ thi, Bộ GD-ĐT đã tích cực phối hợp với các Bộ ngành, lực lượng trong xã hội để cùng tham gia công tác tổ chức, coi thi.

Bên cạnh những mặt tích cực thì kỳ thi THPT Quốc gia năm nay còn bộc lộ một số sai sót xảy ra ở một số Hội đồng thi ở Sơn La, Lào Cai, TP HCM do lỗi của cán bộ coi thi, in sao đề thi như việc phát nhầm đề thi cho thí sinh, in thiếu đề thi, ký nhầm ô tại giấy thi dẫn đến thí sinh phải làm bài thi muộn giờ so với quy định.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, kỳ thi này, toàn quốc có 6 cán bộ coi thi và 79 thí sinh vi phạm quy chế thi (trong đó 72  trường hợp bị đình chỉ thi do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, 3 thí sinh bị cảnh cáo, 4 thí sinh bị khiển trách).

Điều đặc biệt quan tâm là ngay trong môn thi đầu tiên là Ngữ văn, một thí sinh ở tỉnh Phú Thọ đã vi phạm quy chế thi khi dùng điện thoại chụp đề rồi gửi cho người ở bên ngoài giải hộ. Thí sinh này đã lợi dụng quy định cho phép thí sinh được mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình nhằm phát hiện gian lận thi cử để thực hiện hành vi gian lận.

Mặc dù tỉnh Phú Thọ đã đình chỉ thi đối với thí sinh và 2 cán bộ coi thi nhưng có chuyên gia giáo dục và dư luận xã hội vẫn đặt câu hỏi là với việc thí sinh lợi dụng quy định được phép để thực hiện hành vi “tuồn” đề thi ra ngoài cho người giải hộ thì cũng có nghĩa là gian lận trong thi cử vẫn còn “đất sống”?

 

Đề cập tới vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển vũ bão như hiện nay, nhiều cán bộ coi thi khó có thể kiểm soát và phát hiện được tất cả các thiết bị hiện đại mà thí sinh được phép mang vào phòng thi nên gian lận thi cử vẫn còn “đất sống”.

 Theo ông Phạm Tất Dong, để ngăn chặn gian lận trong khi làm bài thi, đòi hỏi việc ra đề phải làm sao để thí sinh nghĩ rằng dù có mang thiết bị vào phòng thi cũng không thể làm gì được.

Hình thức thi trắc nghiệm có nhiều lợi thế là có thể khắc phục tình trạng học thuộc lòng, học tủ học lệch của thí sinh nhưng có hạn chế là nhiều khi có thí sinh học ở mức Trung bình nhưng cứ tích bừa thì lại đúng đáp án. Mặt khác, việc ra đề thi không phải môn nào cũng thi trắc nghiệm hoặc tất cả các phần của môn thi đều làm trắc nghiệm. Ví dụ như với môn Toán có những phần đòi hỏi thí sinh phải lập luận, trình bày một cách khoa học, logic...

Tại cuộc họp báo chiều 27/6, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, việc kiểm soát thí sinh mang thiết bị vào phòng thi chỉ có chức năng thu sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Bộ cũng sẽ xem xét, cân nhắc trong thời gian tới có nên cho thí sinh mang thiết bị có chức năng thu nhằm phát hiện tiêu cực nữa hay không.

Thiết nghĩ, việc chống gian lận thi cử quan trọng là phải nâng cao ý thức của phụ học sinh, phụ huynh, cán bộ coi thi để sao cho thí sinh không mang thiết bị, tài liệu vào phòng thi. Còn phụ huynh, cán bộ coi thi không có việc làm gian lận…

Tuy nhiên, với việc lọt đề thi ở kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2018 và năm nay là với đề thi môn Ngữ văn ở Phú Thọ thì Bộ GD-ĐT cũng cần phải xem xét lại việc có nên tiếp tục cho thí sinh hoặc giám thị mang máy điện thoại có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin.

Đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT đang tích cực đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn gian lận thi cử nhằm lấy lại niềm tin của xã hội và nhân dân về một kỳ thi quốc gia thực sự nghiêm túc, công bằng, tiết kiệm và giảm bớt căng thẳng./.

 

 

 

 

 

 

 

 

Trà Giang - Văn Nghĩa - Bích Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top