Mục tiêu chung của Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần là bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị đa dạng sinh học.
Sáng 17/9/2021, Trung tâm Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp cùng với Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh) tổ chức cuộc họp trực tuyến thuyết minh và tham vấn Đề án thành lập Khu bảo tồn biển (KBTB) Cô Tô – Đảo Trần.
Cuộc họp là diễn đàn cập nhật các hướng dẫn từ cấp trung ương về thành lập các KBTB theo quy hoạch của quốc gia, đồng thời thúc đẩy công tác hoàn thiện hồ sơ, tiến tới trình thẩm định và tham vấn về quản trị để hoàn thiện công tác thành lập Khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần tại Quảng Ninh.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Tổng cục Thuỷ sản), cho biết: “Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản, trong đó thành lập các KBTB là biện pháp quan trọng, cần được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản luôn đồng hành để hướng dẫn và hỗ trợ các đia phương trong nỗ lực xây dựng và vận hành các KBTB ở các cấp, trong đó có Cô Tô – Đảo Trần, một khu vực có các hệ sinh thái biển điển hình như rạn san hô, vùng triều cát, vùng triều đá, rừng ngập mặn, với các bãi giống, bãi đẻ của nhiều loài thủy sản có giá trị và đang cần được phục hồi và bảo vệ”.
Tại buổi họp, bà Hồ Thị Yến Thu, Phó giám đốc thường trực MCD, trao đổi: "Hiện nay, với chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì kinh tế biển xanh được xác định là then chốt. Trung tâm MCD cùng với các đối tác và các nhà tài trợ hỗ trợ kỹ thuật, quản trị và truyền thông để thúc đẩy tiến trình thành lập KBTB Cô Tô – Đảo Trần, đồng thời đẩy mạnh sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia bảo tồn, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn biển. Chúng tôi tin là với sự chủ động, tích cực của các cơ quan trong tỉnh Quảng Ninh, sự ủng hộ của các cơ quan trung ương và sự đồng thuận của cộng đồng, các hỗ trợ của dự án sẽ góp phần thúc đẩy KBTB Cô Tô – Đảo Trần sớm được chính thức thành lập và đi vào hoạt động".
Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh), bày tỏ: “Chúng tôi đánh giá cao những ủng hộ và hướng dẫn của cấp trung ương, sự nỗ lực và hỗ trợ của MCD và các chuyên gia trong công tác thúc đẩy thành lập KBTB Cô Tô- Đảo Trần, đặc biệt là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Việc thành lập KBTB Cô Tô – Đảo Trần là nhiệm vụ hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội và quốc phòng an ninh của địa phương. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, các kinh nghiệm và chia sẻ từ các KBTB và sự hướng dẫn cụ thể của Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản để việc thành lập KBTB Cô Tô –Đảo Trần sớm đươc hoàn thiện, phê duyệt và công bố”.
Trong thời gian tới, sau khi nhận được đầy đủ các góp ý, hướng dẫn từ các cấp, ban ngành, Trung tâm MCD sẽ tiếp tục cùng các chuyên gia hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh hoàn thiện hồ sơ thành lập KBTB Cô Tô – Đảo Trần, trình thẩm định phê duyệt và thúc đẩy các hoạt động hợp tác đa bên nâng cao nhận thức và ủng hộ đối với KBTB và tăng cường hợp tác mạng lưới các KBTB ở Việt Nam.
Cuộc họp nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm MCD, Tổng cục Thủy sản và UBND tỉnh Quảng Ninh, với sự hỗ trợ từ Dự án “Thúc đẩy quá trình công nhận KBTB quần đảo Cô Tô, tăng cường mạng lưới KBTB ở Việt Nam” do Trung tâm MCD chủ trì thực hiện, được tài trợ bởi Tổ chức cố vấn các nhà từ thiện quỹ Rockerfeller (RPA) thông qua chương trình Oceans 5. Dự án hỗ trợ thúc đẩy thành lập KBTB Cô Tô – Đảo Trần tại Quảng Ninh, đồng thời tăng cường kết nối mạng lưới các khu bảo tồn ở Việt Nam và hỗ trợ công tác truyền thông nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức liên quan, chuyên gia và cộng đồng vào công tác xây dựng và vận hành KBTB.
Theo Quy hoạch, Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần bao gồm 2 phân vùng là Cô Tô và đảo Trần với tổng diện tích ranh giới quy hoạch trên 18.414ha. Bao gồm: Diện tích các phân khu bảo tồn là 13.230ha, diện tích vùng đệm là trên 5.184ha. Trong đó, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là gần 3.220ha; phân khu phục hồi sinh thái là 3.245ha; phân khu dịch vụ, hành chính là trên 6.765ha. |
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.