KTNT - Đến nay, 12/12 xã, thị trấn của huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) với 1.255 nhà bị hư hỏng mái từ 30% trở lên đã nhận tiền hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra vào tháng 4 vừa qua.
>> Tuyên Quang: Người dân mòn mỏi chờ tiền hỗ trợ
1.255 nhà bị hư hỏng mái từ 30% trở lên đã được hỗ trợ, với với tổng số tiền 5.446.927.500. Ảnh: Văn Tý
Trận mưa đá xảy ra vào ngày 03/4 và gió lốc xảy ra ngày 17/4/2016 trên địa bàn huyện Chiêm Hóa đã gây thiệt hại lớn về nhà cửa, hoa màu của người dân. Đã có 2.280 nhà bị ảnh hưởng, thiệt hại, trong đó, 1.025 hộ bị thiệt hại hư hỏng dưới 30% diện tích mái; 330 hộ bị thiệt hại hư hỏng từ 30 đến dưới 50% diện tích mái; 925 hộ bị thiệt hại hư hỏng từ 50% diện tích mái trở lên.
Sau thiên tai, Chiêm Hóa đã chỉ đạo các ban, ngành của huyện trực tiếp xuống cơ sở khắc phục hậu quả, đồng thời huy động toàn bộ lực lượng tại chỗ giúp các hộ bị thiệt hại khắc phục tạm thời đảm bảo có chỗ ở và sinh hoạt ổn định. Riêng đối với các hộ thuộc đối tượng chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, UBND xã phối hợp với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể vận động nhân dân ủng hộ giúp đỡ bằng ngày công, vật liệu, đồng thời chủ động sử dụng nguồn vốn dự phòng ngân sách để hỗ trợ các hộ mua vật liệu khắc phục kịp thời.
Đặc biệt, UBND huyện đã làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh tấm lợp Prôximăng, tấm lợp tôn các loại trên địa bàn cung ứng đầy đủ cho các hộ bị thiệt hại; các doanh nghiệp cam kết không tự ý nâng giá cao hơn khung giá thị trường quy định tại thời điểm. Giao UBND các xã, thị trấn trực tiếp liên hệ với các cơ sở kinh doanh ứng trước tấm lợp cho nhân dân kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Sau khi nhận được hướng dẫn thực hiện hỗ trợ khắc phục thiệt hại của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Chiêm Hóa đã giao phòng ban chức năng thẩm định hồ sơ, danh sách các hộ bị thiệt hại của các xã, thị trấn. Trên cơ sở đó, ban hành quyết định phê duyệt danh sách, nhu cầu kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai gây ra với số tiền 5.479.283.000 đồng cho 12 xã, thị trấn bị ảnh hưởng.
Theo đó, 1.255 nhà bị hư hỏng mái nhà được hỗ trợ (102.586 tấm Prôximăng, 242m2 tôn lập, 78.583 viên ngói, 1.956 m2 lợp lá cọ bị hư hỏng) từ 30% trở lên. Trong đó, 922 hộ bị thiệt hại hư hỏng từ 50% diện tích mái trở lên (79.689 tấm Prôximăng, 242m2 tôn, 54.092 viên ngói và 676m2 lợp lá cọ); 330 hộ bị thiệt hại hư hỏng từ 30 đến dưới 50% diện tích mái (22.897 tấm Prôximăng, 24.491 viên ngói và 1.280m2 lợp lá cọ); 03 tổ chức khác trên địa bàn cũng được hỗ trợ.
Đến nay, công tác hỗ trợ thiệt hại cho người dân tại 12/12 xã, thị trấn cơ bản đã hoàn thành với tổng số tiền 5.446.927.500/5.479.283.000 đồng (đạt 99,4%) cho 1.249/1.255 hộ.
Ảnh: Văn Tý
Ông Nguyễn Việt Lâm, Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa, cho biết, sau khi có hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang, huyện đã thực hiện đúng quy trình hướng dẫn, đến nay cơ bản hỗ trợ xong cho người dân bị thiệt hại. Hiện còn 06 hộ dân bị thiệt hại tại thị trấn Vĩnh Lộc chưa nhận tiền hỗ trợ (32.356.000 đồng) với lý do 02 hộ đi làm ăn xa; 04 hộ còn có ý kiến của nhân dân, UBND thị trấn đang giải quyết.
Theo ông Lâm, thời gian tới, huyện sẽ tiến hành rà soát thiệt hại về hoa màu, cây lâm nghiệp để tiếp tục hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bằng nguồn dự phòng của huyện.
Báo Kinh tế nông thôn hoan nghênh UBND huyện Chiêm Hóa đã kịp thời xử lý thông tin báo nêu, hỗ trợ kịp thời người dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.