Liên quan đến chính sách tích tụ, tập trung đất đai, tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khóa VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII, Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khóa VIII, Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 20/02/2000 về kinh tế trang trại, Nghị quyết số 26 - NQ/TW7 (khóa X) ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số 19 -NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI... luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm bàn đến.
Cùng với đó, Luật Đất đai quy định cụ thể tại Điều 126 về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, Điều 142 về chế độ sử dụng đối với đất sử dụng cho kinh tế trang trại, Điều 129 về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp, Điều 130 hạn mức nhận chuyển quyền đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. Hiện nay, việc tích tụ và tập trung đất đai đang được thực hiện thông qua các hình thức như liên kết, hợp tác với người sử dụng đất. Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, thuê đất của người sử dụng đất hoặc nhận góp vốn của người sử dụng đất.
Việc tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
Cũng theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, cả nước hiện có hơn 27 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm hơn 82% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước và chiếm 88% tổng diện tích đất đang sử dụng vào các mục đích. Trong đó, hộ gia đình, cá nhân hiện đang quản lý sử dụng hơn 15 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm 55% đất nông nghiệp của cả nước. Tổ chức kinh tế đang sử dụng hơn 2 triệu ha nông nghiệp, chiếm 10% đất nông nghiệp của cả nước (chủ yếu là đất lâm nghiệp hơn 1.9 triệu ha, đất sản xuất nông nghiệp hơn 700 nghìn ha). Các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài đang sử dụng hơn 45 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 0,14% tổng diện tích của cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất của các đối tượng sử dụng.
Tuy nhiên, việc tập trung đất đai cần phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời phải góp phần ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Trong đó, cần coi trọng vấn đề quyền, lợi ích lâu dài và bền vững của người nông dân, đồng thời đảm bào hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Những giải pháp như phân bổ hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có những chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được sử dụng với hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất, thiết lập cơ chế tạo quỹ đất để phục vụ cho phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia khác để hình thành ngân hàng đất đai./.
Thái An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.