Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2017 | 10:45

Hơn 3.000 doanh nghiệp BĐS được thành lập trong 8 tháng đầu năm 2017

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng đầu năm 2017 hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) được thành lập tăng gần 66% so với cùng kỳ của năm 2016.

Theo đó, tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 8/2017, số doanh nghiệp được thành lập mới là 12.404 doanh nghiệp với số vốn đăng ký hơn 131.000 tỷ đồng, tăng 6,2% về số doanh nghiệp và tăng 39% về số vốn đăng ký so với tháng trước đó. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 8 đạt 10,6 tỷ đồng, tăng 30,8% so với tháng 7/2017. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 8 hơn 100 nghìn lao động, tăng 8,8% so với tháng trước đó. Cùng với đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 8 trên cả nước hơn 1.000 doanh nghiệp, giảm 26,0%. Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hơn 1.500 doanh nghiệp, giảm 11,7%. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể là 2.110 doanh nghiệp, giảm 44,6% và số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể là 1.146 doanh nghiệp, giảm 1,6%.  

Thị trường BĐS trong 8 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới

Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động của cả nước gần 105 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hơn 85 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và hơn 19 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong số các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 8 tháng đầu năm 2017 được trải đều ở tất cả các vùng và tăng so với cùng kỳ của năm 2016. Cụ thể, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 3.672 doanh nghiệp, tăng 31,8%. Tây Nguyên có 2.215 doanh nghiệp, tăng 25,4%, vùng đồng bằng Sông Hồng có 26.206 doanh nghiệp, tăng 18,5%. Đối với vùng đồng bằng Sông Cửu Long có 6.084 doanh nghiệp, tăng 17,9% và khu vực Đông Nam Bộ có hơn 35.500 doanh nghiệp, tăng 13,5%. Khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có hơn 11.500 doanh nghiệp, tăng 13,3%. Trong đó, hầu hết các vùng đều có số vốn đăng ký tăng so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, khu vực Đông Nam Bộ tăng hơn 77% với số vốn đăng ký hơn 421 nghìn tỷ đồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung số vốn đăng ký hơn 100 nghìn tỷ đồng, tăng 72,6%. Cùng với đó, khu vực Tây Nguyên có mức tăng 39,8%, Trung du và miền núi phía Bắc tăng 38,5%, khu vực Đồng bằng Sông Hồng tăng 10% so với cùng kỳ năm 2016. Trái ngược với những khu vực khác đều có mức tăng nhất định, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có số vốn đăng ký là hơn 44 nghìn tỷ đồng, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Phân theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 8 tháng đầu năm 2017 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới tăng ở hầu hết các ngành so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, ở lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS có số đăng ký hơn 3.000 doanh nghiệp, tăng gần 66% so với cùng kỳ năm 2016. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số đăng ký 966 doanh nghiệp, tăng 33,4%. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo có số đăng ký hơn 2.000 doanh nghiệp, tăng 30%. Trong số đó, số lượng lao động làm việc cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS được thành lập mới cũng tăng. Số lượng lao động gần 23 nghìn lao động, tăng 21% so với thời điểm cùng kỳ của năm 2016./.

Mạnh Tiến

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top