8153 giấy phép xây dựng với tổng diện tích sàn xây dựng là 2.457.489,04 m2 đã được Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cấp phéptrong quý 1/2016.
Thông tin trên được Sở xây dựng TP. Hồ Chí Minh công bố trong buổi họp báo định kỳ quý 1/2016 ngày 22/4 vừa qua. Theo đó, hơn 8000 giấy phép xây dựng được cấp, trong đó, Sở xây dựng cấp được 35 giấy phép xây dựng (so với cùng kỳ giảm 14 giấy phép xây dựng chiếm tỷ lệ 28,57%). Cụ thể, 20 giấy phép xây dựng mới, 11 giấy phép thay đổi thiết kế, 4 giấy phép sửa chữa cải tạo với tổng diện tích sàn xây dựng là 647.450,76 m2 so với cùng kỳ giảm 46,55%. Hiện Sở xây dựng đang giải quyết 37 hồ sơ (trong đó 24 hồ sơ cấp giấy phép xây dựng mới, 06 hồ sơ thay đổi thiết kế, 07 hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở).
Nhiều dự án được cấp phép mới trong quý 1/2015
Tại buổi họp báo, đại diện Sở Xây dựng cho biết tình hình cho vay và giải ngân gói 30 ngàn tỷ. Theo đó, từ đầu năm tới ngày 31/1/2016 hạn mức tín dụng cam kết là 400 tỷ đồng cho 331 khách hàng, đã giải ngân được 448 tỷ đồng cho 338 khách hàng. Lũy kế đến nay, hạn mức tín dụng cam kết là 6.504 tỷ đồng cho 8.331 khách hàng (trong đó 1.543 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp, 4.961 tỷ đồng cho 8.323 cá nhân và giải ngân được 4.618 tỷ đồng cho 7.988 khách hàng).
Việc giải quyết hàng tồn kho bất động sản, trong số 14.490 căn hộ tồn kho vào thời điểm cuối năm 2012 đến nay đã tiêu thụ được 12.108 căn hộ chiếm 83,5% hiện còn 2.382 căn hộ chiếm 16,5%. Việc thị trường bổ sung thêm sản phẩm của các dự án mới qua từng năm, năm 2015 trên thị trường có tổng số 50.000 căn hộ được chào bán, đã bán được 26.500 căn hộ chiếm tỷ lệ 53%.
Trong quý 1/2016, Sở cũng đã tổ chức tuần tra kiểm tra 18.725 lượt, phát hiện 500 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng chiếm tỷ lệ 8,3% trên tổng số lượt kiểm tra. 85/224 trường hợp xây dựng không phép tập trung chủ yếu tại các huyện Bình Chánh, Củ Chi. 261/9469 trường hợp công trình sai phép tập trung tại quận Thủ Đức, quận 4. Các trường hợp vi phạm về đảm bảo mỹ quan đô thị tại các công trình xây dựng giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước. Các vi phạm trong quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ chiếm 0,01% so với cùng kỳ.
Tại buổi họp báo, khi nhiều phóng viên nêu vấn đề có dấu hiệu cho thấy một số cán bộ thanh tra Sở Xây dựng có hiện tượng “bảo kê” cho các công trình sai phạm trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định với trách nhiệm là người đứng đầu ngành xây dựng thành phố thì việc kiểm tra xử lý sai phạm công trình xây dựng không phép, trái phép “là nỗi lo lắng hàng ngày” bởi đây là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp và dễ phát sinh tiêu cực. “Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được tin nhắn phản ánh chỗ này chỗ kia, thỉnh thoảng có cả đơn thư. Và khi nhận được là tôi chỉ đạo triển khai kiểm tra liền. Nếu ai đó gọi điện gửi gắm chuyện xây trái phép không phép, tôi nói không ngay. Tôi mà điện xuống gửi gắm chuyện sai phép đó thì tôi chỉ đạo thế nào”, ông Tuấn nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Tuấn cũng cho biết, trong quý 1/2016, Chánh Thanh tra Sở đã ban hành 351 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng với tổng số tiền phạt hơn 3,8 tỷ đồng. Giám đốc Sở Xây dựng cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi cương quyết xử lý nghiêm theo quy định các hành động sai phạm, không bao che. Kể cả lãnh đạo thanh tra chứ không phải chỉ xử lý ở dưới. Tôi đã trực tiếp xử lý một đồng chí Phó chánh thanh tra rồi”./.
Lại Hùng – T. An
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.