Trước các bất cấp trong việc quy định diện tích tối thiểu để tách thửa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh đã giao cho các sở ban ngành tham mưa, góp ý để bổ sung, sửa đổi cho bản dự thảo thay thế cho Quyết định số 33/2014/QĐ – UBND. Theo đó, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đưa ra 4 đề xuất để bổ sung cho bản dự thảo này.
Việc chuẩn bị ban hành quyết định thay thế cho Quyết định số 33/2014/QĐ – UBND sẽ đảm bảo quyền và nhu cầu của người sử dụng đất ở (chủ đất) được tách thửa đối với đất ở, phù hợp với điều kiện thực tiễn của thành phố. Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), đồng ý việc đối với thửa đất ở có diện tích lớn, từ 2.000 m2 trở lên thì chủ đất phải lập dự án đầu tư theo quy định của Luật Nhà ở. Bên cạnh đó, HoREA đề xuất 4 ý kiến để bổ sung cho dự thảo thay thế quyết định về việc quy định diện tích tối thiểu để tách thửa.
Thứ 2, HoREA đề xuất Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND và dự thảo lần này đều có sự phân biệt diện tích tối thiểu sau khi tách thửa đối với thửa đất ở có nhà ở hiện hữu, đối với thửa đất ở chưa có nhà ở. Cụ thể, đối với khu vực 1, đề nghị diện tích tối thiểu là 45 m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới từ 20m trở lên. Đề nghị diện tích tối thiểu là 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m tại đường phố có lộ giới dưới 20m, không phân biệt thửa đất có nhà ở hiện hữu hoặc thửa đất chưa có nhà ở. Đối với khu vực 2, đề nghị diện tích tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m, không phân biệt thửa đất có nhà ở hiện hữu hoặc thửa đất chưa có nhà ở. Điều này sẽ làm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt quy trình công tác xét duyệt của cơ quan nhà nước, và chấm dứt được tình trạng người sử dụng đất đối phó bằng cách xây nhà tạm để được tách nhiều thửa đất ở nhỏ hơn như trong thời gian qua.
HoREA đề nghị bổ sung 4 đề xuất vào dự thảo thay thế Quyết định số 33/2014/QĐ – UBND
Thứ 3, Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND trước đây cũng có điểm bất hợp lý khi cấu trúc khoản 1 điều 4 là điều khoản về tổ chức thực hiện, Hiệp hội đề nghị đưa khoản (1.b) điều 7 về tổ chức thực hiện của dự thảo thành khoản 6 của điều 5 trong dự thảo "Quy định về tách thửa các loại đất" thì hợp lý hơn với nội dung như sau: "Tách thửa đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn: diện tích tối thiểu của thửa đất còn lại và thửa đất mới hình thành sau khi tách thửa không nhỏ hơn 25m2, chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 3m đối với đất ở và không nhỏ hơn 300m2 đối với đất nông nghiệp". Như vậy, khoản (1.b) điều 7 dự thảo chỉ còn nội dung: "UBND quận, huyện xem xét điều kiện về hạ tầng kỹ thuật của khu vực để giải quyết trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn cho phù hợp".
Đề xuất bổ sung thứ 4, HoREA đề nghị UBND quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở. Khoản 2 điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản quy định "Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật". Trong thời gian qua, có hiện tượng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở, thậm chí đã có cả việc khai thấp giá trị giao dịch để tránh nộp nhiều thuế. Các đầu nậu này thực sự có hoạt động kinh doanh bất động sản thường xuyên, liên tục, nhưng nấp bóng chủ đất, không thành lập doanh nghiệp nên cơ quan chức năng không quản lý được, nhà nước bị thất thu thuế. Do vậy, Hiệp hội đề nghị UBND quận, huyện, UBND phường, xã, thị trấn có biện pháp kiểm soát tình trạng đầu nậu hoặc doanh nghiệp nấp bóng chủ đất để thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản thông qua tách thửa đất ở, và hướng các đầu nậu này thành lập doanh nghiệp để quản lý./.
Trường Sơn - Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.