Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 4 năm 2022 | 16:42

Khai mạc Lễ hội Diều Huế năm 2022

Sáng 16/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Diều Huế 2022 - “Những cánh bay Việt Nam”, sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ hội mùa Hạ của Festival Huế 2022.

Tham dự Lễ hội có 24 nghệ nhân đến từ 4 CLB diều, gồm: CLB Diều Phượng Hoàng (TP HCM); CLB Diều Quê hương (TP. Thủ Đức); CLB Diều Huế và CLB Diều Nhà hàng cánh diều vàng (Nam Định).

Sáng 16/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế) đã diễn ra khai mạc Lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng 16/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế) diễn ra khai mạc Lễ hội Diều Huế 2022 - “Những cánh bay Việt Nam”.

 

Hơn 80 con diều với các chủng loại diều truyền thống như: rồng, phượng, chim công, bướm, én, quạ, diều hâu, gà trống, cá vàng... được trưng bày tại Công viên Tứ Tượng, thuận tiện cho du khách và người dân thưởng lãm. Hoạt động trải nghiệm làm diều được tổ chức từ 9h - 11h và 14h -16h hàng ngày, phục vụ học sinh, thiếu nhi và du khách.

Lễ hội có hàng chục nghệ nhân đến từ nhiều CLB diều trên cả nước.
Lễ hội có hàng chục nghệ nhân đến từ nhiều CLB diều trên cả nước.

 

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, Phó Trưởng ban thường trực BTC Festival Huế 2022, cho biết, Lễ hội Diều Huế 2022 được tổ chức từ ngày 16/4 đến ngày 23/4/2022. Các hoạt động của Lễ hội, gồm: hoạt động biểu diễn thả diều, trưng bày và trải nghiệm làm diều Huế. Lễ hội còn là cơ hội giao lưu giữa các nghệ nhân làm diều và giới thiệu sản phẩm diều với du khách trong, ngoài nước.

Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia.
Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia.

 

Thú chơi diều ở Huế được biết đến như là nét văn hóa truyền thống, được người chơi diều không ngừng sáng tạo, nâng lên thành thú chơi nghệ thuật bằng sự kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật, chất liệu và kỹ thuật mang đậm nét văn hóa đặc trưng riêng của người dân cố đô. 

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top