Trong chuyến khảo sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ cam kết hoàn thành thủ tục pháp lý để sớm giải ngân nguồn vốn hỗ trợ 2.186 tỷ đồng.
Tính đến giữa tháng 8/2019, nhà đầu tư đã huy động góp vốn chủ sở hữu và đưa vào dự án 2.500 tỷ đồng tham gia vào Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, ứng trước chi phí GPMB cho tỉnh Tiền Giang để triển khai. Đến nay Dự án đã hoàn thành 25% khối lượng, trong đó chỉ trong 3 tháng vừa qua khối lượng thực hiện đã tăng hơn 10% so với 10 năm trước đây.
Việc cần làm ngay là phải sớm giải ngân nguồn vốn ngân sách trị giá 2.186 tỷ đồng và khoản vay từ các tổ chức tín dụng là hai điều kiện cần để tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có thể thông xe vào năm 2020.
Tuy nhiên, sau hơn 3 tháng tái khởi động, dự án vẫn đang phải đối diện với hàng loạt khó khăn lớn nằm ngoài tầm với của nhà đầu tư, nếu không giải quyết được 2 nguồn vốn lớn thì dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khó có thể thông xe vào năm 2020.
Chiều 27/8, trong chuyến khảo sát dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ cam kết hoàn thành thủ tục pháp lý để sớm giải ngân nguồn vốn hỗ trợ 2.186 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng thương mại nhanh chóng vào cuộc, cùng với UBND tỉnh Tiền Giang, nhà đầu tư… thương thảo, tháo gỡ vướng mắc tiến tới ký hợp đồng tín dụng và giải ngân cho dự án. Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, Bộ GTVT phối hợp cùng các bộ, ngành Trung ương và địa phương chung tay xử lý vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án.
“Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình quyết thì Chính phủ lập tức có văn bản giao vốn cho Tiền Giang ngay. Các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư không phải lo lắng việc này”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khảo sát tại gói thầu số 6, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị nhà thầu tiếp tục ứng vốn (khoảng 400 tỷ đồng) đủ mức 3.400 tỷ đồng vốn góp vào dự án trong tháng 9 tới, đồng thời thực hiện đàm phán ngay với các ngân hàng hợp đồng tín dụng để khi Thủ tướng và tỉnh Tiền Giang giao vốn thì ký hợp đồng tín dụng trong tháng 9 và đẩy mạnh triển khai dự án ngay trong tháng 9/2019.
ĐBSCL: Lấy nước ngọt đẩy xâm nhập mặn
Bằng giờ năm ngoái đồng ruộng của nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL nước ngập sâu, nhiều xóm phải chạy lũ, cảnh nông dân đánh bắt nhộn nhịp thì năm nay nhiều tuyến kênh cạn khô, đồng ruộng nứt nẻ, xuồng ghe nằm bờ, nhiều loại ngư cụ treo lơ lửng dưới sàn nhà.
Những ngày cuối tháng 8/2019, đi sâu vào vùng “rốn” lũ giáp với Campuchia mới thấy cảnh khắc nghiệt, khác thường, bởi nước dưới các con rạch quá thấp.
Trước đây, cứ mỗi mùa nước nổi đến là các làng nghề như: làm lọp cá linh ở Cồn Cốc (xã Phước Hưng, huyện An Phú), lưỡi câu (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), đóng xuồng rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) hoạt động suốt ngày đêm vì lượng cá, tôm, cua đánh được không đủ đáp ứng nhu cầu. Năm nay dù được các địa phương hỗ trợ bằng hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhưng số hộ làm ngư cụ phục vụ việc đánh bắt mùa lũ cứ lần lượt bỏ nghề.
Ông Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL cho biết, một năm trung bình sông Mê Kông có tổng lượng nước là 475 tỷ mét khối, trong đó lượng mưa tại chỗ ở ĐBSCL chỉ chiếm 11% số đó. Vì vậy, mực nước ở ĐBSCL phụ thuộc lớn vào lượng nước từ phía trên chảy về.
Cũng theo ông Thiện, thủy điện không lấy mất nước, chỉ tích nước và xả ra phát điện, thì tổng lượng nước không thay đổi nhưng nó làm thay đổi thời gian của nước. Tác động chính của các đập thủy điện Mê Kông là chặn phù sa và cát, gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL. Chuyện xâm nhập mặn ở ĐBSCL lại còn do một yếu tố nội tại đó là phần lớn diện tích khu vực này đã có đê bao khép kín không cho lũ vào.
Về giải pháp, theo ông Thiện, về lâu dài cần khôi phục không gian của dòng sông, để nước có thể vào lại ruộng đồng, bắt đầu bằng việc giảm bớt một vụ lúa trong mùa lũ ở Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Lũ vào được 2 vùng này thì bên dưới sẽ bớt ngập, còn bớt đê bao khép kín để nước có thể vào vườn tược. Như vậy sang mùa khô, đồng bằng sẽ bớt khô hạn và xâm nhập mặn sâu.
Còn theo PGS TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), mùa lũ thấp sẽ dẫn tới các hệ quả như: phù sa ngày càng ít dần, lượng thủy sản ít, không có đủ nước ngọt để đẩy mặn ra xa và không rửa được tạp chất khác trong đất. Qua đó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất lúa và cây trồng. Về giải pháp là cần khuyến cáo ngay việc giảm tối đa diện tích sản xuất lúa, trữ nước mưa nhiều nhất có thể.
Ngoài ra tranh thủ những lúc triều cường dâng cao đẩy nước ngọt vào đồng ruộng cần có giải pháp giữ lượng nước này ở lại, trong đó những khu vực trũng có thể tính tới việc nạo vét cho sâu. Ngoài ra là chọn những giống cây trồng ít sử dụng nước để gieo trồng, ông Tuấn cho biết thêm.
Dùng điện diệt chuột nguy hiểm chết người
Gần đây, ở một số nơi của ĐBSCL người dân đang xuống giống vụ thu đông. Do lũ thấp, chuột xuất hiện rất nhiều, bà con đã đùng điện để diệt chuột.
Trên cánh đồng xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, những sợi dây chì giăng chi chít trên cánh đồng, đấu nối trực tiếp vào nguồn điện để bẫy chuột. Nguy hiểm hơn, những sợi dây chì này căng ngang cả bờ mẫu, chỉ cần một người vô tình đi vấp ngang thì tai nạn chết người có thể sẽ xảy ra.
Những sợi dây chì được giăng gần như đều khắp các cánh đồng xã Mỹ Phú để bẫy chuột. Dây được căng sát mặt đất bao quanh khắp ruộng. Mặc dù người dân chỉ đấu nối trực tiếp vào bình ắc quy nhưng khi được kích lên nguồn điện này cũng có thể gây chết người.
Nguy hiểm là vậy nhưng đang được người dân sử dụng tràn lan một cách công khai ở những cánh đồng của các huyện vùng biên tỉnh An Giang. Nhiều vị trí bẫy chuột có rất nhiều người mưu sinh về đêm. Chỉ một phút bất cẩn, tai nạn thương tâm sẽ xảy ra. Thời gian qua, ở ĐBSCL đã có nhiều vụ tai nạn chết người vì dùng điện diệt chuột.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.