Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có 69 dự án chậm triển khai. Từ năm 2014 đến nay, tỉnh này đã chấm dứt 179 dự án chậm triển khai.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 69 dự án chậm triển khai. Dự kiến, trong năm 2020, UBND tỉnh tiếp tục chấm dứt hoạt động 12 dự án đầu tư (4 dự án đầu tư nước ngoài và 8 dự án đầu tư trong nước). Tính từ thời điểm lập phương án xử lý dự án chậm triển khai năm 2014 đến nay, tỉnh đã thực hiện chấm dứt hoạt động 179 dự án.
Cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất của 179 dự án trên; theo đó có 12 khu đất trả lại hiện trạng cho người dân sử dụng, 4 khu đất chuyển đổi quy hoạch, 163 khu đất tiếp tục giữ quy hoạch.
Tính từ năm 2014 đến nay, tỉnh cũng đã thực hiện giãn tiến độ cho 93 dự án để nhà đầu tư tiếp tục triển khai, gồm: 12 dự án trong KCN, 14 dự án nhà ở và 67 dự án thuộc lĩnh vực khác ngoài KCN. Đến nay, đã có 55 nhà đầu tư ký quỹ đầu tư theo quy định với số tiền 281,9 tỷ đồng, 9 dự án hoãn ký quỹ do nhà đầu tư đã đưa vào hoạt động một phần dự án hoặc đất trúng đấu giá.
UBND tỉnh đã giao cho các sở, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tiến độ các dự án theo như cam kết; hết thời hạn được gia hạn sử dụng đất 24 tháng, chủ đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng thì báo cáo UBND tỉnh xem xét thu hồi đất.
Bên cạnh đó, giao yêu cầu Sở KH-ĐT bổ sung, cập nhật thông tin chi tiết về dự án, rà soát về diện tích, địa bàn, lĩnh vực; việc quản lý, kêu gọi nhà đầu tư. Đối với các dự án vướng mắc, gia hạn, giãn tiến độ cần gắn trách nhiệm của sở, ngành và nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.
Đưa ra phương án về xử lý các dự án chậm triển khai trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cập nhật số liệu dự án chậm triển khai từ năm 2014 đến nay (tăng, giảm như thế nào, lý do tăng, giảm); bổ sung, cập nhật thông tin chi tiết về dự án, trong đó thống kê, rà soát về diện tích, địa bàn, lĩnh vực.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.