Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 8 năm 2019 | 10:36

Khánh Hòa: Triển lãm chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Với hàng trăm bản đồ, tư liệu quý được giới thiệu, triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” là những chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ ngày 20 đến 23/8, tại UBND huyện Diên Khánh (Khánh Hòa), người dân đã có dịp xem, tìm hiểu hơn 110 bản đồ, tư liệu, hình ảnh được soạn thảo, in ấn cách đây hàng trăm năm về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
khánh-hòa.jpg
Triển lãm các tư liệu quý về Trường Sa và Hoàng Sa (ảnh báo Khánh Hòa)
Trong đó, có các tư liệu liên quan đến quá trình xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo Việt Nam từ thế kỷ XVII đến XX, khẳng định Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Đó là những thư tịch cổ, những châu bản của các triều đại phong kiến nước ta. Nhóm các loại bản đồ, atlas liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng sưu tầm.
 
Tại đây công chúng được xem những bức ảnh xây dựng các công trình trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chụp từ năm 1927 đến 1975. Đặc biệt, còn có hình ảnh về những hùng binh Hoàng Sa và lễ Khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); hình ảnh về đời sống, sinh hoạt của quân và dân ở huyện đảo Trường Sa hôm nay.
 
Theo ông Nguyễn Đắc Tài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa, triển lãm lưu động bản đồ, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo bằng cách đưa những chứng cứ lịch sử về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến gần hơn với nhân dân. Triển lãm cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ, tôn vinh công lao của các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này.
 
Cờ Tổ quốc trên những con tàu
 
Hưởng ứng chương trình Tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân, do Bộ tư lệnh BĐBP phát động, thời gian qua ở nhiều bến đậu tàu thuyền của tỉnh Phú Yên đã có hàng trăm lá cờ Tổ quốc do cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vận động quyên góp đã được trao đến các chủ tàu cá.
 
phú-yên.jpg
Bộ đội biên phòng tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân (ảnh báo Phú Yên)

 

Những lá cờ Tổ quốc tung bay trên mỗi con tàu giữa muôn trùng sóng gió biển khơi đã trở thành biểu tượng “cột mốc” biên cương thiêng liêng, góp phần nhân lên sức mạnh niềm tin và ý chí quyết tâm giữ vững chủ quyền biển, đảo trong mỗi người dân.
 
Có 50 chủ tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa) đã tụ hội về cảng cá Phú Lạc để tham dự buổi họp tổ tàu thuyền an toàn. Tại đây, bà con được nghe cán bộ, chiến sĩ BĐBP tuyên truyền pháp luật về biển, đảo và đón nhận những lá cờ Tổ quốc do đoàn viên thanh niên Chi đoàn Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam vận động trao tặng.
 
Lão ngư Trà Chí Thu, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá thị trấn Hòa Hiệp Trung không giấu được niềm xúc động cho biết, mỗi chuyến vươn khơi, ngoài nhiên liệu, ngư lưới cụ, các vật dụng mang theo đủ phục vụ cho sinh hoạt của các thuyền viên trong gần 1 tháng thì trên tàu ông không bao giờ thiếu lá cờ Tổ quốc.
 
Trung úy Nguyễn Minh Hoàng cho biết, chương trình tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân là một trong hàng loạt chương trình hỗ trợ ngư dân đã và đang được cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam triển khai nhằm động viên, khích lệ tinh thần ngư dân trên địa bàn đơn vị quản lý. Bắt đầu triển khai từ giữa tháng 6 theo chương trình do Bộ Tư lệnh phát động, đến nay đơn vị đã có hơn 600 chiếc cờ trao cho bà con ngư dân đánh bắt xa bờ trên địa bàn.
 
Với bà con ngư dân, lá cờ Tổ quốc được BĐBP trao tặng hôm nay dù giá trị vật chất, tiền bạc không lớn nhưng nó là nguồn sức mạnh tinh thần để ngư dân vươn khơi, bám biển khai thác. Những lá cờ này sẽ làm ngư dân vững lòng bởi biết đằng sau lưng đã có BĐBP, cùng hàng vạn tấm lòng bà con yêu Tổ quốc luôn dõi theo mình trên mỗi hành trình bám biển.
 
 
Bình Định: “Căng mình” chống dịch sốt xuất huyết
 
Phức tạp ngay từ đầu năm, dịch sốt xuất huyết Dengue dự báo sẽ tiếp tục lập “đỉnh” mới khi bước vào mùa mưa  - mùa cao điểm. Song song với công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, công tác điều trị cũng phải đặc biệt chú trọng để hạn chế tử vong.
bình-định.jpg
Cán bộ y tế đang hướng dẫn người dân phân biệt muỗi trong phòng chống bệnh (ảnh báo Bình Định)
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, tính đến tháng 8/2019, đã ghi nhận hơn 4.200 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH). Toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 217 ổ dịch, tùy quy mô, diễn biến để tổ chức xử lý phù hợp ở quy mô thôn xóm (200 điểm) và quy mô xã (17 điểm).
 
Huyện Hoài Nhơn là địa bàn căng nhất, toàn hyện có 17/17 xã, thị trấn đều có ca bệnh với 811 trường hợp, 47 ổ dịch, tăng gấp 5 lần ca bệnh và gấp 4 lần ổ dịch so với cùng kỳ năm trước.
 
Nhận diện những khó khăn tình hình dịch SXH diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng vào các tháng cuối năm, Th.S Bùi Ngọc Lân - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, để chủ động khống chế, tiến tới dập tắt dịch bệnh SXH, ngành Y tế đã xây dựng kế hoạch xử lý dịch bệnh tập trung vào các biện pháp như tiếp tục tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng cùng tham gia bằng những việc làm cụ thể. Các địa phương phải triển khai quyết liệt các chiến dịch diệt lăng quăng một cách hiệu quả.
 
 
Hỗ trợ Thừa Thiên - Huế gần 2.000 tấn xi măng xây dựng nông thôn mới
 
Ngày 22/8, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đồng Lâm (TMĐL) phối hợp cùng Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (XMĐL) tổ chức lễ ký kết tài trợ gần 2.000 tấn xi măng cho chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) Thừa Thiên - Huế 2019.
 
tặng-2000-tấn-xi-măng.jpg
Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đồng Lâm tặng 2000 tấn xi măng cho xây dựng NTM tại Thừa Thiên - Huế

 

Đây là năm thứ 3 liên tiếp chương trình được Xi măng Đồng Lâm triển khai với tổng khối lượng tài trợ gần 5.500 tấn. Thông qua chương trình năm nay, ước tính khoảng 13km đường giao thông nông thôn tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và 2 thị xã Hương Thủy, Hương Trà sẽ được xây dựng và tu bổ, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng NTM của tỉnh năm 2019 và những năm tiếp theo.
 
Số liệu từ Văn phòng Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Thừa Thiên - Huế, vốn đầu tư xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2018 đạt 4.915 tỷ đồng; trong đó, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp 80 tỷ đồng; người dân đóng góp 271 tỷ đồng, bao gồm đóng góp tiền, hiến 276.640m2 đất và 91.153 ngày công.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top