Khát khao có căn nhà nhỏ che chắn các con thơ của người vợ góa chồng ở Kỳ Anh
Đó là mong muốn lớn lao của chị Nguyễn Thị Toại (SN 1983, trú thôn Hải Hà, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Chồng chị Toại mất gần 4 năm nay, khi đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở Algeria không may gặp nạn, để lại số nợ không nhỏ. Nay căn nhà cũ đã hư hỏng, rách nát có thể đổ sập bất cứ lúc nào, rất nguy hiểm đến tính mạng của ba mẹ con chị.
Năm 2010, chị Toại và anh Phạm Khắc Trung (SN 1983) trú cùng địa phương cưới nhau, một tấc đất để làm nhà ở cũng không có, vợ chồng đành mượn tạm một phần đất ở góc vườn cha mẹ chồng rồi chặt mấy cây cọc gỗ làm tạm một căn nhà nhỏ để ở. Cuộc sống ở vùng quê nghèo Lâm Hợp vốn đã khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng chị Toại lại không có ruộng đất, nương rẫy để sản xuất dẫn đến càng khó khăn hơn nhiều.
Cưới nhau về được một năm thì vợ chồng chị sinh con gái đầu lòng, mặc dù rất hạnh phúc nhưng sinh con ra khó khăn càng khó khăn hơn. Chồng chị cứ ai kêu gì làm nấy, ngày được ngày mất. Chị Toại vốn xuất thân từ con nhà nông không có nghề nghiệp, khó khăn chồng khó khăn đành ngậm ngùi vay mượn tiền bạc cho chồng đi XKLĐ mong có sự đổi thay về cuộc sống gia đình.
Để lại người vợ trẻ và đứa con thơ bé nhỏ anh Trung sang đất nước Ả Rập làm thuê, tưởng rằng sang đây sẽ có thu nhập cao, ai ngờ lao động vất vả cả ngày đêm cũng chỉ thu nhập được tháng hơn 4 triệu đồng tiền Việt nhưng phải gánh bao chi phí phải trả. Gom mãi cũng chỉ được không đáng là bao để gửi về hỗ trợ vợ con và trả nợ tiền vay đi. Sau hai năm bon chen xứ người, cuối cùng cũng chỉ gom đủ tiền vé máy bay để về.
Trở về với vợ con, năm 2014, anh chị sinh thêm đưa con thứ hai. Cuộc sống vốn đã khó khăn thêm đứa con nhỏ càng khó khăn trăm bề. Thêm một lần nữa người vợ trẻ lại khát khao có được căn nhà nhỏ để che chắn những trận gió lào thổi khốc và khi mùa hè về và che mưa, che gió lạnh những khi đông đến cho hai đứa con thơ bé nhỏ nhưng quá bất lực với hoàn cảnh của gia đình vì cả hai bên nội, ngoại đều nghèo khó không có để hỗ trợ. Ngậm ngùi nén nỗi niềm tình vợ chồng, cha con, tháng 11/2016, chị lại đi vay cả trăm triệu tiền ngân hàng cho chồng đi XKLĐ lần 2 mong có sự may mắn. Vậy nhưng có lẽ kiếp nghèo đã không buông tha số phận hẩm hiu của gia đình chị. Sang đất nước Algeria làm nghề thợ xây không được bao lâu thì trong một lần đang sơn nhà, anh Trung không may bị trật chân khỏi giàn giáo ngã trên tầng cao xuống đập đầu giữa sân chết. Khi nhận được tin, cả ba mẹ con chị đau xót trong tuyệt vọng. Nhận thi thể chồng, chị chỉ nhận được vẻn vẹn 30 triệu đồng hỗ trợ của công ty XKLĐ đưa chồng chị đi.
Cạn khô dòng nước mắt, một mình ngậm ngùi nuôi hai đứa con nhỏ khi công việc làm không có. Trước hoàn cảnh khó khăn của chị, một người hàng xóm cũng là người đã từng khó khăn cảnh mất chồng như chị Toại hiểu được hoàn cảnh và cho mượn một cái ốt nhỏ để chị Toại may vá kiếm thêm thu nhập nuôi hai con nhỏ ăn học. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là sinh kế duy nhất của ba mẹ con chị Toại để sinh sống qua ngày chứ lấy đâu dư giả mà tích cóp trả nợ và làm nhà để ở.
Biết câu chuyện khó khăn của chị Toại, đầu xuân mới năm nay, chúng tôi đã vào tận nơi thăm gia đình chị. Đứng trước căn nhà rách nát nhỏ xíu chỉ chừng khoảng vài ba chục mét vuông được phủ bạt xanh trên mái khỏi nước mưa chảy vào mà cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh mẹ con chị. Chưa nói đến, trong căn nhà bốn phía vách xây gạch tạm và tấm bia rô gần đổ sập, mái nhà cũng rách nát, sập sệ như muốn sập xuống ngay bất cứ lúc nào, trong nhà chỉ vẻn vẹn có một cái giường ba mẹ con nằm chung, gian ngoài thờ chồng và một cái bàn sắt để con ngồi học.
Nghẹn ngào trong nước mắt, chị Toại tâm sự: “Mẹ con em tận cùng trong nỗi khó khăn rồi các anh ạ. Chồng là điểm tựa duy nhất để mẹ con có niềm tin nghị lực nhưng chồng mất, con nhỏ, nợ vay cho chồng đi XKLĐ nay còn nợ gần cả trăm triệu không biết lấy gì để trả, nhà thì rách nát sắp đổ sập, lo nó đổ đè lên các con nhưng biết lấy đâu ra tiền để làm. Con cái ăn học em có thể xoay xở làm đêm, làm ngày, ăn uống thì mẹ con em có thể cơm rau, dưa muối qua ngày vẫn chịu được nhưng sửa chữa hoặc làm mới một căn nhà nho nhỏ để các con yên tâm giấc ngủ mỗi đêm về với mẹ con em là một giấc mơ”.
Trước hoàn cảnh của chị Toại, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thái Hoa, Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp, cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình chị Toại đáng thương lắm, chị Toại cũng là trường hợp đặc biệt khó khăn của địa phương chúng tôi. Do quá khó khăn, chồng chị Toại phải đi XKLĐ mong kiếm ít tiền về hỗ trợ gia đình nhưng đã không may gặp nạn để lại nợ nần cho vợ con, căn nhà thì hư hỏng nặng như vậy nhưng hoàn cảnh gia đình chị Toại lấy đâu ra tiền để sửa chữa hoặc làm mới. Địa phương chúng tôi biết vậy nhưng cũng chỉ dừng ở mức thăm hỏi, động viên thôi chứ nguồn kinh phí cũng không có để hỗ trợ gia đình chị. Qua các anh, địa phương mong muốn các anh kêu gọi sự hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm để giúp đỡ mẹ con chị Toại có được căn nhà để ở. Địa phương chúng tôi thấy việc mẹ con chị Toại mà được hỗ trợ xây dựng căn nhà để ở là hoàn toàn xứng đáng, đúng nghĩa, đúng đối tượng”.
Với hoàn cảnh đáng thương của chị Toại, chúng tôi mong các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân mở rộng tấm lòng “tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, hãy giang rộng vòng tay để hỗ trợ mẹ con chị Toại xây dựng một căn nhà để mẹ con chị đỡ tủi thân.
Mọi đóng góp thông qua Tạp chí Kinh tế nông thôn, số 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại 0913.516.232
Số tài khoản: 114 000000 924 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Hai Bà Trưng.
Hoặc Văn phòng đại diện Bắc Trung Bộ (Tạp chí Kinh tế nông thôn), số 02 đường Vũ Quang, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng- Điện thoại: 0914.65.00.99 – 0984.520.777
Số tài khoản: 101.868.675.919 - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh Hà Tĩnh.
(Ghi rõ hỗ trợ gia đình chị Nguyễn Thị Toại, theo địa chỉ trên), chúng tôi cam kết sẽ tổng hợp, công khai và chuyển giúp quý vị đến tận tay chị Toại).
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.