Liên quan đến sai phạm trong quản lý đất đai, 4 cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) bị khởi tố, bắt giam.
Thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý
Thông tin từ Công an TP. Cần Thơ cho biết, vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 cán bộ Phòng TN&MT quận Bình Thủy về Tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai".
Các bị can gồm: Lê Văn Vũ (Phó trưởng Phòng TN&MT), Lê Hồng Khánh (chuyên viên), Huỳnh Trung Thanh (chuyên viên) và Trần Tuấn Anh (cựu chuyên viên). Các đối tượng này cùng bị cáo buộc có hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định của pháp luật.
Trước đó, Thanh tra TP.Cần Thơ có thông báo kết quả thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất, xây dựng công trình, nhà ở thuộc phạm vi dự án đường nối Cách Mạng Tháng Tám đến đường tỉnh 918 và dự án khu đô thị mới Võ Văn Kiệt (gồm giai đoạn 1 và 2) thuộc quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Trụ sở UBND quận Bình Thủy nơi các đối tượng từng làm việc.
Thanh tra đã chỉ ra việc không tuân thủ các quy định, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến điều chỉnh loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa sai quy định; để xảy ra việc chia lô, bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép, san lấp kênh rạch, lấn chiếm đất công, hình thành nhiều khu dân cư tự phát… của quận Bình Thủy. Nhận thấy có dấu hiệu hình thành đường dây điều chỉnh loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chia lô, lấp rạch, bán nền không đúng quy hoạch, sai quy định với diện tích đất lớn… Nên Thanh tra đã chuyển hồ sơ cho Công an kiến nghị xử lý.
6 nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường không khí diễn biến phức tạp tại một số địa phương, đặc biệt là tại một số thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, hôm qua (19/12), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp khẩn với các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Văn phòng Chính phủ, TP Hà Nội và TPHCM.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cuộc họp đã thống nhất 6 nguyên nhân chính gây phát sinh ô nhiễm bụi trong môi trường không khí.
Thứ nhất, khí thải từ số lượng lớn các phương tiện cơ giới tham gia giao thông (hiện tại thành phố Hà Nội có hơn 770 nghìn xe ô tô và gần 5,8 triệu xe máy; TPHCM 700 nghìn ô tô là 7,5 triệu xe máy lưu thông hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện giao thông của người dân từ các địa phương khác đi qua), trong đó có nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải.
Thứ hai, phát sinh từ hoạt động xây dựng các công trình mới, cải tạo, sửa chữa đường giao thông do chưa nghiêm túc thực hiện việc che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, không rửa xe trước khi ra khỏi công trường (theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng hơn 1.000 công trình xây dựng, con số này lớn hơn tại TPHCM).
Thứ ba, phát sinh từ hoạt động đốt rơm rạ ngoài trời, đốt rác trong đó có cả chất thải nguy hại không đúng quy định tại một số địa phương.
Thứ tư, khí thải phát sinh từ cơ sở sản xuất công nghiệp có đốt nhiên liệu hóa thạch (nhiệt điện, xi măng..). Riêng tại TPHCM có hơn 900 cơ sở công nghiệp, sản xuất kinh doanh phát sinh bụi, khí thải.
Thứ năm, phát sinh từ việc sử dụng số lượng lớn bếp than tổ ong để đun nấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như để kinh doanh (chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hiện nay có khoảng 60 nghìn bếp than tổ ong được sử dụng mỗi ngày).
Thứ sáu, ô nhiễm môi trường không khí còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu trong thời điểm giao mùa, có hiện tượng nghịch nhiệt. Đây là xu hướng chung của các nước trong khu vực (Thái Lan, Iran, Hàn Quốc…) cũng đã xuất hiện các đợt ô nhiễm không khí trong thời gian qua.
Giải pháp cấp bách và lâu dài
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, UBND các tỉnh, thành phố sẽ ưu tiên bố trí ngay nguồn lực đầu tư, lắp đặt bổ sung hệ thống các trạm quan trắc môi trường để tăng số lượng các trạm quan trắc, bảo đảm cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về các chỉ số môi trường không khí.
Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành ngay khuyến cáo chính thức để người dân dự phòng, bảo vệ sức khỏe theo mức độ ô nhiễm môi trường không khí.
“Tổ chức và duy trì hoạt động phun nước rửa đường nhiều lần trong ngày tại các trục, tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố, đặc biệt là khi thời tiết hanh khô, lặng gió để hạn chế bụi phát tán. Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông”- Bộ này cho hay.
Đồng thời ban hành quy định kiểm soát chặt chẽ yêu cầu bảo vệ môi trường của các công trình xây dựng. Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình v.v…).
Ô nhiễm bụi ở các đô thị gây lo lắng cho người dân.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, công bố thường xuyên thông tin các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xây dựng và triển khai ngay kế hoạch vận động, hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, không sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt, tiến tới kiên quyết cấm sử dụng toàn bộ than tổ ong làm nguyên liệu đốt từ năm 2021. Hỗ trợ các hộ dân sử dụng rơm rạ sau thu hoạch vào mục đích hiệu quả thay cho việc đốt không đúng quy định.
Đối với các xe ngoại tỉnh vào nội đô cần được chia làn, rửa xe, che chắn để hạn chế bụi.
Về lâu dài cần đẩy mạnh lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với các phương tiện giao thông, áp dụng công cụ kinh tế để hạn chế việc sử dụng các phương tiện cũ, lạc hậu tại các khu vực đô thị.
Xây dựng kế hoạch, lộ trình tăng cường, phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng, thân thiện môi trường để thay thế việc sử dụng xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm xe phương tiện cá nhân, tiến tới loại bỏ phương tiện cơ giới lạc hậu gây ô nhiễm môi trường…
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.