Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 3 năm 2021 | 11:12

Kon Tum: Cận cảnh công trường khai thác rừng Sa Thầy

Sâu trong rừng thuộc địa phận làng Lút, xã Ia Tăng (Sa Thầy, Kon Tum), cả vạt rừng bị lâm tặc chặt phá, khai thác gỗ lậu ngang nhiên, với hàng loạt cây gỗ lớn có đường kính từ 40 - 80cm bị đốn hạ, cưa xẻ để chuyển xuống núi, đưa đi tiêu thụ.

Nhóm phóng viên thâm nhập vào những cánh rừng thuộc địa phận làng Lút, men theo con đường mà có lẽ hàng ngày những đối tượng pha rừng vẫn đi. Con đường này cách tỉnh lộ 662 khoảng 3km. Khi đến nơi, nhóm phóng viên hết sức bàng hoàng trước sự tàn phá khủng khiếp của lâm tặc. Hàng loạt cây rừng mới bị cưa hạ, nằm rải rác khắp nơi. Tiếng cưa lốc liên tục “thét gầm” từ bốn phía rừng. Tại đây, chúng tôi đã chứng kiến hàng chục gốc bằng lăng đỏ có đường kính 40 - 80cm bị đốn hạ không thương tiếc.
 
img_20210331_081953.jpgimg_20210331_081934.jpg

 

Những khúc gỗ có giá trị thương mại đã bị các đối tượng dùng tời máy kéo lên mặt đường và chở đi tẩu tán, trơ lại là những gốc lớn đang ứ mủ. Với hình thức tương tự, những gốc bằng lăng lớn trên ngọn đồi này đang âm thầm bị “xẻ thịt” không thương tiếc.

Di chuyển xuống chân núi, trên đường đi, chúng tôi phát hiện nhiều phách gỗ xẻ hộp đang được tập kết tại đây. Không hiểu vì sao những hộp gỗ được xẻ theo quy cách đã bị đốt cháy. Nhìn từ xa, cánh rừng màu xanh đang dần bị thu hẹp để nhường chỗ cho đồi trọc. Một cảnh tượng vô cùng xót xa.
 
img_20210331_081957.jpg

Men theo lối đi từ làng Lút, những cánh rừng sát thủy điện Ia Ly cũng đang bị các đối tượng lâm tặc mở "công trường", khai thác gỗ trái phép. Tại hiện trường có từ 60 - 80 gốc gỗ sến có đường kính 30 - 60cm bị đốn hạ. Các đối tượng lâm tặc ngang nhiên dùng cưa lốc đốn hạ những cây lớn. Lâm tặc còn ngang nhiên dùng cưa để xẻ hộp theo quy cách ngay tại rừng để dễ dàng vận chuyển. Tại hiện trường chỉ còn sót lại gốc cây, cành nhánh…

 

img_20210331_083415.jpgimg_20210331_083405.jpg
 
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Y Phin, Chủ tịch UBND xã Ia Tăng cho biết: "Ngay khi nhận được tin báo, xã đã phối hợp với cơ quan chức năng, Hạt Kiểm Lâm để lên kiểm tra hiện trường. Do địa bàn rộng nên lực lượng đang kiểm tra, phóng viên có thể liên hệ với hạt kiểm lâm để biết rõ hơn”.
 
Chỉ trong vòng chưa đầy 10 ngày, nhóm phóng viên đã phát hiện ra nhiều vụ phá rừng, cưa hạ gỗ trước đó. Những cánh rừng liên tục bị “chảy máu”, tan hoang. Những tiếng kêu cứu đau xót của cây rừng nơi đây đang chờ các lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc./.
 
 
 
 
 
Quốc Hùng - Bình Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top