Năm 2020, do để xảy ra các vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng có tính chất phức tạp, nhiều cá nhân trong các cơ quan đơn vị, địa phương bị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.
Chỉ đạo đánh sập các hầm vàng trong Vườn Quốc gia Sông Thanh
Theo đó, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc đánh sập các hầm vàng này nhằm bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng, phục hồi các hệ sinh thái rừng, khôi phục đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh trật tự khu vực Vườn Quốc gia Sông Thanh.
Do đó, tỉnh Quảng Nam yêu cầu Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh chủ trì phối hợp với lực lượng biên phòng, quân sự, công an, chính quyền hai huyện Nam Giang và Phước Sơn xây dựng kế hoạch, phương án phù hợp, đánh sập các hầm vàng trong phạm vi Vườn Quốc gia Sông Thanh và có báo cáo với UBND tỉnh trước ngày 23/1.
Trước đó, ngày 23/12/2020, tỉnh Quảng Nam công bố quyết định thành lập Vườn Quốc gia Sông Thanh, phạm vi nằm trên 12 xã của huyện Phước Sơn và Nam Giang, trong đó 58.220ha nằm trong phạm vi bảo vệ nghiêm ngặt, nguyên vẹn toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng. Hơn 18.360ha thuộc phân khu phục hồi sinh thái với chức năng bảo vệ cảnh quan, tài nguyên rừng được Sở NN-PTNT tỉnh quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động.
Nơi đây hiện đang có 23 loài đặc hữu, 49 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Trong rừng, hệ động vật rất đa dạng, gồm 68 loài thú, 130 loài chim, 168 loài bò sát, lưỡng cư và 899 loài thực vật. Việc thành lập Vườn Quốc gia Sông Thanh sẽ giúp tăng cường bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh thái, đẩy mạnh phục hồi rừng sinh thái, nâng cao ứng phó với biến đổi khí hậu…
Sẽ thu hồi các diện tích đất giao trái quy định
Theo ông Nguyễn Đình Trung, trong chương trình công tác trọng tâm của tỉnh Đắk Nông năm 2021 có nội dung rà soát, kiểm tra và thu hồi toàn bộ các diện tích đất bị lấn chiếm, cấp, giao trái quy định của pháp luật.
“Việc thu hồi những diện tích đất này nhằm đảm bảo không lãng phí nguồn tài nguyên và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật”, ông Trung thông tin.
Được biết, trước đây trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có hàng ngàn hecta đất được giao trái quy định cho nhiều hộ gia đình, quan chức, lãnh đạo…
Thậm chí có nhiều người từng giữ vị trí cao trong tỉnh như; Giám đốc các sở ngành, bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch các huyện… thậm chí có người đã từng là Thường vụ tỉnh ủy.
Thống kê của năm 2017 cho thấy, sau khi có kết quả rà soát từ UBND các huyện, thị xã có 3.019 hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 213 cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc cấp đất không đúng quy định của pháp luật.
Cụ thể, có 19 lãnh đạo UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, 38 người là công chức các phòng tài nguyên và môi trường, 40 người là cán bộ văn phòng đăng ký đất đai, 61 người là chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã, 55 người là công chức địa chính.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.