Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đi qua tròn nửa thế kỷ, những nhân chứng ngày ấy người có tuổi đời trẻ nhất nay cũng bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng những ký ức “một thời hoa đỏ” vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Một trong những nhân chứng còn sống là bà H Bă Brông, còn gọi là H Reo Bkrông, sinh năm 1946, hiện ở buôn Ngô A, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk).
Bà H Bă Brông vui vầy bên con cháu.
Bà H Bă Brông sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng (gia đình bà có 4 liệt sỹ và 2 thương binh). Năm 1962, sau khi vùng 4 B5 (tiền thân của huyện H9 - Krông Bông) được giải phóng, mặc dù lúc ấy mới 16 tuổi, cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng bà đã xung phong thoát ly tham gia vào Ban kinh tài Đắk Lắk, sau đó chuyển về Đội công tác xã Ea Knuêch (Krông Pắk).
Đầu năm 1968, bà được điều động về Ban binh vận H9, cũng chính là lúc chuẩn bị diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Bà H Bă Brông cho biết: Được sự phân công của tổ chức, đội công tác binh vận của bà gồm 10 người được chia làm hai tổ, mỗi tổ 5 người, tham gia làm nòng cốt trong đoàn đấu tranh chính trị cánh Đông, gồm đồng bào Kinh ở các dinh điền và đồng bào dân tộc Mơ Nông, ÊĐê ở H8 - H9. Nhiệm vụ của ban binh vận là đi phía trước hô hào kêu gọi binh lính địch đầu hàng theo nội dung được chuẩn bị sẵn bằng song ngữ: Kinh và ÊĐê. Mỗi khi kêu gọi bằng tiếng Ê Đê, địch không hiểu nên không bắn, còn khi kêu gọi bằng tiếng Kinh, lập tức bị địch bắn thẳng vào người.
Ông Ama H Loan, nguyên Bí thư Huyện ủy Krông Bông lúc đó là đội trưởng đội công tác, cho biết: Sau hơn 4 ngày băng qua gần 70km đường rừng, rạng sáng mùng 4 Tết, đoàn biểu tình dừng lại củng cố đội hình ở buôn Kô Tam, sau đó tiếp tục đi đến khu chiêu hồi Tình thương (cách thị xã 9km trên đường 21) thì bị ngăn chặn, lúc đó Ban binh vận kêu gọi binh lính đừng bắn vào bà con. Tuy nhiên, quân ngụy đã liều lĩnh dùng cả đại liên nổ súng bắn xối xả vào đoàn người đi đấu tranh, song vẫn không ngăn được bước tiến của đồng bào, người trước ngã xuống, người sau tiến lên. Lúc đó, bà H Bă Bkrông trong Ban binh vận do ông chỉ huy đã nhanh chóng giữ vững ngọn cờ xông lên phía trước, mặc dù địch bắn bị thương ngay miệng, nhưng bà vẫn dõng dạc hô vang kêu gọi binh lính địch đầu hàng, mà không hề chùn bước…
Năm 1971, do sức khỏe yếu kém, bà trở về cuộc sống đời thường với tỷ lệ thương tật 32%, sau đó “bắt chồng” là ông Y Nguyên Niê, nguyên là cán bộ Trạm giao liên T53 Đắk Lắk, cũng là thương binh. Những tưởng cuộc sống sẽ viên mãn với hai vợ chồng thương binh ấy, khi trong nhà có tiếng bi bô của đàn con trẻ, thế nhưng “bởi chiến tranh đâu phải trò đùa”, ba đứa con gái sinh ra đều mất từ khi mới lọt lòng, đứa con thứ 5 sinh năm 1979 bị tâm thần mạn tính do di chứng của chất độc da cam. Mỗi khi con bỏ nhà đi lang thang hoặc ra ngoài la hét, đập phá những người trong buôn thì lòng bà đau quặn thắt, suốt 17 năm con phát bệnh cho đến lúc qua đời, dường như chưa bao giờ bà có giấc ngủ ngon.
Và rồi định mệnh trớ trêu luôn ập xuống gia đình bà, năm 2014, đứa con thứ tư phát bệnh tự kỷ qua đời, năm 2015 đứa con tâm thần vừa từ trần chưa đầy một tháng thì người chồng “đầu ấp, má kề” cũng nhắm mắt lìa trần…Sự ra đi của ba người thân trong một thời gian ngắn đối với bà là nỗi mất mát quá lớn lao, tưởng chừng không vượt qua nổi.
Bà tâm sự: “Mình đã sống qua 71 mùa rẫy, có những lúc đứng trước họng súng quân thù cận kề với cái chết, mình vẫn không sợ, nhưng trước nỗi đau liên tiếp vừa mất chồng, lại vừa mất con, mình buồn lắm, giờ đây đi ra, đi vào chỉ có một mình trong ngôi nhà vắng lặng, may mà còn có con cháu thường xuyên lui tới thăm nom, cũng làm mình vơi bớt đi phần nào nỗi nhớ”.
Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn là thế nhưng bà H Bă Brông là người phụ nữ nhân hậu. Với đồng tiền trợ cấp thương tật ít ỏi của hai vợ chồng, bà vẫn dành một phần nuôi dưỡng hai đứa cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi còn bế ngửa cho đến khi trưởng thành dựng vợ, gả chồng. Mỗi khi nhận quà vào các dịp lễ, Tết, hay nhận tiền thờ cúng liệt sỹ hàng năm, bà không sử dụng riêng trong gia đình mà đem san sẻ đều cho những đứa cháu trong dòng tộc.
Ông Ama Đung Buôn, Trưởng buôn Ngô A, chia sẻ: Trong buôn mình, bà H Bă Brông luôn sống chan hòa và có nghĩa tình, sẵn sàng giúp đỡ về vật chất, động viên về tinh thần khi bà con gặp khó khăn, gia đình bà luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và được tặng nhiều giấy khen về phong trào “xây dựng gia đình công dân kiểu mẫu, gia đình cách mạng gương mẫu”.
Một mùa xuân nữa lại về, bà H Bă Bkrông bước sang tuổi 72, tuy đang sống một mình trong ngôi nhà tình nghĩa, song với những tình cảm của bà con buôn làng và sự quan tâm của Nhà nước sẽ giúp bà có nghị lực vượt qua thương tật và nỗi đau mất mát, tiếp tục sống vui, sống khỏe cùng con cháu.
Mai Viết Tăng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:
Sáu bài học lớn từ Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Những bài học quý và tinh thần Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 vẫn còn nguyên giá trị và cần được vận dụng, phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, chú trọng xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong điều kiện mới.
Ba là, củng cố thực lực, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Bốn là, xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Năm là, phát huy nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân vào xây dựng, phát triển nền khoa học quân sự Việt Nam hiện đại.
Sáu là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.