Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 1 năm 2019 | 9:24

Làng nghề nước mắm Phú Lợi tất bật mùa Tết

Những ngày cận Tết, làng nghề nước mắm Phú Lợi (phường Quỳnh Dị, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) tất bật hơn hẳn. Hàng chục nghìn chai mắm đủ loại đã được người dân làng nghề chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Nghề của trăm nhà
 
Trong tiết trời se lạnh kết hợp với chút nắng nhẹ, về làng biển Phú Lợi đâu đâu cũng thấy bóng dáng những người lao động làm việc hăng say, tất bật cho vụ Tết Nguyên đán sắp đến. Từ đầu làng tới cuối làng, mùi thơm đặc trưng của mắm, của cá lẫn với vị mặn của biển như thoang thoảng, lôi cuốn những thực khách qua đây. Mùi hương quện cả vào không khí thơm đến nao lòng.
 
a.jpg
Muối cá trong chum sành khá phổ biến và cho nước mắm ngon hơn.
Làng Phú Lợi vốn nổi tiếng với nghề làm nước mắm truyền thống. Cả làng hiện có hơn 300 hộ sản xuất nước mắm. Nhà ít thì 5,6 tạ cá, nhiều thì cả chục tấn. Để có những giọt nước mắm thơm ngon thì khâu chọn cá là vô cùng quan trọng. Cá được ưa chuộng là cá cơm. Đương nhiên, cá càng tươi thì nước mắm thành phẩm sẽ càng thơm ngon.
 
Cá sau khi được rửa sạch sẽ được trộn đều với muối rồi cho vào các chum sành để ủ. Sau đó lát vỉ nứa lên trên và dùng đá để nén. Những ngày trời nắng mở nắp đậy, đón lấy ánh nắng thì cá sẽ nhanh chín và nước sẽ trong hơn. Nếu để nước mưa rơi vào thì nước mắm sẽ không giữ được sự thơm ngon. Đặc biệt, để nước mắm dậy mùi và hấp dẫn hơn, người dân nơi đây còn cho thêm gạo rang, vừng.
 
a1.jpg
Những chiếc chum được lắp thêm vòi để rút nước mắm
Thông thường, để có những giọt nước mắm thành phẩm cũng phải mất 9-12 tháng. Nước mắm sau khi rút từ bể ra phải được lọc lại nhiều lần để đảm bảo không còn cặn. Bã còn sót lại không phải bỏ đi mà có người thu mua để làm thức ăn cho gia súc. 
 
Tết Nguyên đán là thời điểm tiêu thụ nước mắm mạnh nhất trong năm. Ngay từ đầu tháng Chạp, nhiều người đã đặt hàng nước mắm từ các cơ sở nước mắm Phú Lợi. Do vậy, những người làm nước mắm nơi đây làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
 
Anh Hoàng Đức Cương (52 tuổi), hiện là ông chủ của cơ sở sản xuất và chế biến nước mắm Cường Ngần, người có thâm niên trong nghề cho biết: “Đây là nghề ông bà tổ tiên để lại và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Tuy khá vất vả nhưng cho thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Ngày Tết, nhu cầu sử dụng nước mắm tăng cao nên hiện sức tiêu thụ cũng tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Hiện, cơ sở tôi sản xuất khoảng 2.000 lít nước mắm mỗi ngày”.
 
a2.jpg
Nước mắm được lọc cặn nhiều lần
Khó khăn với người làm nước mắm truyền thống Phú Lợi là không có địa điểm trưng bày nên rất khó cạnh tranh với nước mắm công nghiệp cũng như sản phẩm của các làng nghề nước mắm truyền thống. Bên cạnh đó, nước mắm truyền thống rất “kén” khách vì giá cao, vị mắm lại mặn và đậm đà hơn nước mắm công nghiệp nên không phải ai cũng thích dùng. Tuy vậy, nước mắm Phú Lợi vẫn hút thực khách gần xa bởi cái “tình” của người dân nơi đây.
 
Sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết
 
Những ngày cận Tết, con đường vào làng cũng tấp nập hơn hẳn. Thương lái ở các vùng lân cận về đây để trực tiếp thu mua. Nước mắm cũng theo những chuyến đi mà đến với những vùng đất mới. Tùy vào chất lượng mà mỗi loại sẽ có giá khác nhau. Vào thời điểm này giá mỗi lít nước mắm giao động trong khoảng từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số cơ sở nước mắm đã đóng gói nhiều loại chai, can 1 lít, 2 lít, 5 lít với nhiều mẫu mã sang trọng, bắt mắt.
 
a3.jpg
Nước mắm Phú Lợi nổi tiếng thực khách gần xa bởi sự thơm ngon, đậm vị
 
Nước mắm Phú Lợi không chỉ được tiêu thụ trong vùng, những khu vực lân cận như Diễn Châu, Vinh, Đô Lương... mà còn được đưa đi những tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và thậm chí còn theo người thân, bạn bè sang các nước khác.
 
Anh Trần Văn Thạch (khối trưởng khối Phú Lợi 1) cho biết: “Cả 2 khối hiện có 511 hộ thì hầu hết đều làm nghề nước mắm. Nghề này được ông bà tổ tiên để lại và cũng là nghề mang lại nguồn thu đáng kể. Năm 2005, Phú Lợi được công nhận làng nghề truyền thống. Tết cũng là dịp mà làng Phú Lợi nhộn nhịp hơn hẳn”.
 
 
 
 
Thu Hiền
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top