Cứ vào dịp 23 tháng Chạp, người dân nuôi cá chép đỏ phục vụ lễ tục tiễn ông Công, ông Táo về trời ở làng Tân Cổ nổi tiếng xứ Thanh lại tất bật vào vụ thu hoạch
Những ngày này, về với người dân nuôi cá chép đỏ phục vụ lễ tục tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời ở làng Tân Cổ, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) mới thấy được cảnh tất bật của kẻ bán, người mua. Hầu hết người dân nơi đây đều trông chờ vào nguồn thu nhập từ nghề nuôi cá chép đỏ vào dịp cuối năm.
Qua tìm hiểu của PV thấy, đã bao đời nay, người dân ở làng Tân Cổ gắn bó với nghề nuôi cá chép đỏ. Dường như tất cả các hộ dân sinh sống ở nơi đây đều có ao để nuôi loại cá này. Trong mùa thu hoạch năm nay, cá chép đỏ ở làng Tân Cố có giá bán khoảng 100.000 đồng/kg.
Bắt đầu từ ngày 20 tháng Chạp, người dân làng Tân Cổ lại tất bật hút áo bắt cá đưa vào bể vây lưới để bán cho thương lái. Cá chép đỏ ở làng Tân Cổ không chỉ phục vụ cho người dân địa phương, mà còn được thương lái của các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị chọn mua.
Ông Lê Hữu Thọ, người dân nổi tiếng nuôi cá chép đỏ ở làng Tân Cổ, cho biết: “Mùa thu hoạch năm nay, gia đình có khoảng 5 tạ cá chép đỏ để bán. Chúng tôi bắt đầu thả cá để nuôi vào tháng 8 (âm lịch). Cá chép đỏ của gia đình năm nay phát triển đều, màu sắc đẹp, không có đốm đen, nên được thương lái ưa chuộng”.
Theo thống kê của UBND xã Quảng Tân, toàn xã hiện có khoảng 150 hộ nuôi loại cá này. Mỗi năm làng Tân Cổ cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 30-40 tấn cá chép đỏ, để phục vụ lễ tục tiễn ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Có thế thấy rằng, trong nhiều năm qua, nghề sản xuất “phương tiện” cho ông Công, ông Táo về chầu trời ở làng Tân Cổ đã giúp người dân nơi đây có cái Tết đầm ấm, đủ đầy.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.