Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2019 | 18:45

Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại khu K1 nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh

Sáng nay 3/5, tại Hà Nội, Hội trường Thống Nhất và Hội trường tỉnhThừa Thiên - Huế, Lễ Quốc tang Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã diễn ra trọng thể.

Theo nguyện vọng gia đình thi hài đồng chí Đại tướng sẽ được an táng tại khu K1 nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Ngay sau khi thi hài đồng chí Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh tới sân bay Tân Sơn Nhất, các lực lượng đã túc trực đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo đó, tại cổng Quân khu 7, lực lượng an ninh, quân đội đứng dàn hàng ngang nghiêm trang, riêng đội tiêu binh ôm theo súng. Khi đoàn xe chở linh cữu đi ngang qua, tất cả lính tráng cùng giơ tay chào theo nghi thức quân đội.

anh-thanh-tung.jpg
Linh cữu Đại tướng đi qua nhà riêng

 Linh cữu Đại tướng đi chầm chậm trên đường Hoàng Văn Thụ, khi đến cổng Quân khu 7 thì nán lại khoảng 10 giây rồi tiếp tục di chuyển trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Được biết công tác chuẩn bị cho lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh đã hoàn tất. Nơi an nghỉ của nguyên Chủ tịch nước là khu vực từ cổng nghĩa trang nhìn vào, cạnh các đồng đội của ông là Thượng tướng Trần Văn Trà, Võ Chí Công, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt... An ninh tại khu vực cũng được thắt chặt.

Trước đó, lực lượng chức năng sẽ phong tỏa các giao lộ khi đoàn lưu thông theo lộ trình trên nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Các loại xe bị hạn chế lưu thông theo lộ trình: Cảng hàng không Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - Trần Quốc Hoàn - Hoàng Văn Thụ - Nguyễn Văn Trỗi - cầu Công Lý - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Võ Thị Sáu - Pasteur - Điện Biên Phủ - cầu Điện Biên Phủ - Điện Biên Phủ - cầu vượt Ngã Tư Hàng Xanh - Điện Biên Phủ- cầu Sài Gòn 1 - Xa lộ Hà Nội - cầu Rạch Chiếc - Xa lộ Hà Nội - cầu vượt Ngã tư Thủ Đức - Xa lộ Hà Nội - cầu vượt Nút giao Thủ Đức - Quốc lộ 1 - đường Số 12 - Nghĩa trang TP HCM.

Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời lúc 20h10 ngày 22/4 tại nhà ở số 5A, Hoàng Diệu, Hà Nội, hưởng thọ 99 tuổi.

Ông là một trong số ít người có sự nghiệp gắn liền với nhiều thời kỳ cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới Phía Bắc.

Sáng nay, lễ viếng nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau lễ truy điệu, linh cữu cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh được đưa từ Nhà tang lễ quốc gia đi qua nhà công vụ ông từng ở (số 5A Hoàng Diệu), Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ chủ tịch rồi ra sân bay Nội Bài vào TP HCM. Tại TP HCM, linh cữu sẽ qua Quân khu 7, nơi ông từng là Tư lệnh kiêm Chính uỷ quân khu, đi qua nhà riêng 240 Pasteur trước khi đến nghĩa trang TP HCM.

Ông Lê Mạnh Hà, con trai Đại tướng Lê Đức Anh cho biết, nguyện vọng của gia đình là được tổ chức Quốc tang giản dị trong một ngày. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác trong xã hội diễn ra bình thường, không bị đình trệ.

linh-xa-tien-vao-nghia-trang-tp-hcm-anh-tran-thuong.jpg
Linh xa tiến vào Nghĩa trang TP.HCM

 

anh-thanh-tung-1.jpg

 Lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh tại khu K1 nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh



 

Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top