Những ngày cuối cùng của tháng 10 âm lịch, khắp các bản làng của người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra Lễ mừng cơm mới. Đây là nghi lễ nông nghiệp truyền thống và là nét văn hóa đặc sắc của người Tày nơi đây.
Lễ mừng cơm mới, hay còn gọi là “Kên ngài mới”, “Hết ngài mới”, là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình người Tày ở Bình Liêu. Theo các cụ cao niên, Lễ mừng cơm mới có từ lúc người dân lập bản, lập thôn, với ước mong có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa vụ tốt tươi…
Xôi dùng trong lễ mừng cơm mới phải được đồ bằng “trắng nẩng ngài” và đun bằng bếp củi để tạo nên hương vị riêng.
Lễ mừng cơm mới chia làm 2 phần cơ bản: phần nghi lễ (lễ cúng tổ tiên) và phần hội (ăn mừng cơm mới). Sau khi những ruộng lúa vàng đã được gặt về, thóc phơi khô và chất đầy bồ, người phụ nữ trong gia đình sẽ đem những hạt lúa nếp ngon nhất về xay hoặc giã rồi đem gạo ngâm một đêm sao cho xôi sau khi đồ xong sẽ thật dẻo và không bị cứng.
Màu xanh của lá gừng hòa với màu trắng của gạo mới tạo thành màu sắc bắt mắt - một màu xanh đặc trưng của cơm mới.
Trong lễ mừng cơm mới, một công đoạn không thể thiếu là lễ cúng tổ tiên. Người Tày quan niệm, chỉ sau lễ cúng, người Tày mới được sử dụng thóc mới. Mâm cúng cơm mới gồm: xôi lá gừng, thịt lợn, thịt gà và rượu, nghi lễ cúng do chủ nhà chủ trì với nội dung báo cáo với đất trời, tổ tiên, tổng kết một năm sản xuất và cầu cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt, mùa màng tươi tốt, con cháu mạnh khỏe, dân bản no ấm, vạn vật sinh sôi phát triển. Sau khi kết thúc phần nghi lễ là bữa ăn mừng cơm mới.
Một gia vị không thể thiếu khi đồ xôi là lá gừng (được giã, vắt kiệt nước rồi trộn với gạo trước khi đồ).
Mâm cơm mới đãi khách, ngoài xôi cơm mới, thịt gà, thịt ngan, còn có các món ăn truyền thống của địa phương như: khau nhục, nằm quắt, cá rán, miến xào, thịt nạc xào tỏi, một số loại rau xanh khác…
Trong mâm cúng cơm mới của người Tày, nhất thiết phải có gà, xôi lá gừng và rượu.
Ông Trần Quý, ở thôn Chang Nà, xã Tình Húc tâm sự: “ Chúng tôi ở đây quan niệm, cứ được mời dự lễ mừng cơm mới thì ít ai từ chối vì đây là một ngày vui để gia chủ cảm tạ trời đất, ông bà, tổ tiên, để anh em, họ hàng, làng xóm cùng nhau quây quần bên mâm cơm mới và trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chúc cho vụ sau cây lúa tốt tươi, thu hoạch được nhiều hơn vụ trước. Khi đi ăn cơm mới ai cũng không quên mang theo một túi hoa quả để chung vui cùng chủ nhà”.
Lễ mừng cơm mới là dịp để anh em, họ hàng, hàng xóm đoàn tụ tổng kết một năm sản xuất, chúc cho năm tiếp theo bội thu hơn.
Lễ mừng cơm mới là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của người Tày ở Bình Liêu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện nét văn hóa độc đáo, đạo lý làm người, hướng về cội nguồn tổ tiên, trời đất và mang tính cộng đồng cao.
La Lành
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.