Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 1 năm 2018 | 2:47

Liên tiếp bắt giữ các vụ vận chuyển và chế biến thực phẩm bẩn.

Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thành lập các đoàn kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 không để thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất sứ tiêu thụ trên thị trường.

Quyết liệt kiểm tra và bắt giữ

Thanh Hóa: Khoảng 15h30’ ngày 12/01, trên quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn xã Quảng Thịnh, TP. Thanh Hóa, Đội cảnh sát trật tự trực thuộc Phòng Cảnh sát hành chính quản lý về trật tự xã hội (Công an tỉnh Thanh Hóa) đã phát hiện, bắt giữ xe khách mang biển kiểm soát 29B – 11966 do lái xe Trần Song Tùng (Trú tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) điều khiển. Tại thời điểm bị phát hiện, trên xe khách có 3 bao tải nội tạng động vật và 3 bao tải khác đang vận chuyển xuống xe 3 gác để đi tiêu thụ.

Công an tỉnh Thanh Hóa đang kiểm tra số nội tạng động vật

Theo xác minh ban đầu của lực lượng chức năng, số hàng hóa trên có tem, nhãn, giấy tờ thể hiện xuất xứ hàng hóa, tuy nhiên chỉ được phép lưu hành trong nội tỉnh Nghệ An và phải vận chuyển bằng xe đông lạnh chuyên dụng.

Lực lượng công an Thanh Hóa đã bàn giao số hàng hóa nói trên cho đội quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa xử lý theo quy định của pháp luật.

Thừa Thiên Huế: Ngày 11/1, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Thừa Thiên Huế) xác nhận lực lương chức năng tỉnh này vừa phát hiện và bắt giữ một xe khách giường nằm chở 500kg nội tạng bốc mùi hôi thối.

Hồi 10h45 ngày 10/1, lực lượng CSGT Phú Lộc tiến hành tuần tra, kiểm tại Km861, QL1A thuộc địa bàn xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, đã phát hiện xe khách giường nằm mang biển kiểm soát 43B 002.74, do tài xế Trần Công Minh (SN 1969) điều khiển chay tuyến Đà Nẵng – Viêng Chăn (Lào) có nhiều biểu hiện nghi vấn.

Tại đây, lực lương chức năng đã ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe để kiểm tra và phát hiện 5 kiện hàng chứa 5 tạ nội tạng động vật đã bốc mùi hôi thối. Tại thời điểm kiểm tra, tài xế Minh đã không xuất trình được các loại hóa đơn, giấy tờ liên quan tới số nội tạng trên.

Cảnh sát giao thông Thừa Thiên Huế bắt giữ nội tạng hôi thối được vận chuyển trên xe

Tại cơ quan điều tra, Minh khai số nội tạng động vật trên là của bà Nguyễn Thị Hiền Vân (42 tuổi, trú tại tổ dân phố 1, Thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) thuê chở từ Đà Nẵng ra Huế. Khi đang trên đường vận chuyển thì bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.

Quảng Ngãi: Sáng ngày 11-1, Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã bắt quả tang bà Châu Thị Loan (50 tuổi, trú tổ dân phố 3, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) đang đang tổ chức sản xuất, chế biến bán nước dấm trái phép.

Qua kiểm tra, cơ sở bà Loan không có giấy phép sản xuất, hoạt động kinh doanh, an toàn vệ sinh. Cơ sở chế biến dấm nằm phía sau căn nhà trong hẻm tổ dân phố 3. Cảnh nhếch nhác, mất vệ sinh chất đầy chai lọ và bịch nylon. Hàng trăm lọ chai đã qua sử dụng cùng nhiều thùng axit axetic công nghiệp không rõ nguồn gốc và hết hạn sử dụng.

Cở sở chế biến dấm trái phép của bà Châu Thị Loan

Các dụng cụ dùng để đổ trộn nước lã và chất axit axetic sau đó đóng vào các chai nhựa đã sử dụng mất vệ sinh. Mùi nồng nặc của axit axetic khắp căn nhà. Bà Châu Thị Loan, chủ cơ sở dấm Lan khai nhận, bà Loan quê ở tỉnh Quảng Nam nhưng nhiều năm nay vào Quảng Ngãi làm ăn sinh sống. Sau thời gian buôn bán ở chợ Quảng Ngãi, vài năm trở lại đây bà Loan về buôn bán ở chợ Châu Ổ.

"Nghe người ta nói chất axit kia không hại sức khỏe nên tôi vào TP Quảng Ngãi mua mấy thùng đó về dùng pha. Công thức sản xuất dấm là dùng axit pha với nước lã rồi đóng vào chai (loại 500ml). Cứ 1 lít axit pha với 100 lít nước giếng bơm máy sẽ cho ra khoảng 101 lít nước dấm" - bà Loan khai nhận.

Được biết, mỗi ngày cơ sở Lan tiêu thụ trên 200 chai dấm thành phẩm với giá khoảng 2000 đồng/chai.

Tăng cường công tác kiểm tra

Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân 2018, Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về VSATTP sẽ triển khai công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất và mùa Lễ Hội Xuân năm 2018.

Theo đó, đối tượng thanh tra, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Mậu Tuất và các Lễ Hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm... các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, các đoàn của Trung ương và tuyến tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, xã thực hiện thanh tra, kiểm tra.

Đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm: Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra của tuyến trên sẽ làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của tuyến dưới để nắm bắt tình hình công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Mậu Tuất và mùa Lễ Hội Xuân năm 2018 tại địa phương, việc triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra.

Về  nội dung thanh tra, kiểm tra

 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm tra đánh giá:

- Việc tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp;

- Việc lập kế hoạch và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa Lễ hội Xuân 2018;

- Việc triển khai các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm tại địa phương.

- Hoạt động mô hình, chuyên biệt theo điều kiện đặc thù của từng địa phương, theo chỉ đạo của các bộ, ngành hữu quan.

 Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại văn bản:

- Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội khóa 12;

- Nội dung kiểm tra về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT ngày 01/12/2015 quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;

- Và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và liên bộ về bảo đảm an toàn thực phẩm theo từng lĩnh vực cụ thể.

Ngọc Thủy

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Thanh Hóa: Hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng

    Mới đây, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định xuất hơn 1.266,829 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có thành tích tốt trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.

Top