Luật đấu giá tài sản có hiệu từ năm 2017, sau 3 năm thi hành luật đang bộ lộ nhiều bất cập từ cuộc sống. Trong đó, có quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, khiến cho tình trạng lợi dụng để trục lợi vẫn diễn ra.
Theo đó, Luật đấu giá tài sản quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.
Ban đầu Luật đấu giá tài sản được kỳ vọng sẽ ngăn chặn được tiêu cực, chặn thất thoát tài sản của nhà nước. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện đã bộc lộ những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện, minh chứng là vụ việc tại dự án Khu dân cư (KDC) Hoà Lân (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương) do Công ty TNHH - SXTM Thiên Phú (Công ty Thiên Phú) làm chủ đầu tư.
Dự án có tổng diện tích 490.765 m2 (218.964,7 m2 đất nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, và 246.853,1 m2 đất nhà nước giao không thu tiền tiền sử dụng đất). Công ty Thiên Phú thế chấp dự án này tại Chi nhánh Chợ lớn - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank Chợ Lớn) để thực hiện gói vay 1.100 tỷ đồng.
Do biến động của thị trường, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán với ngân hàng nên Công ty Thiên Phú đã đồng ý để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (Agribank Chợ Lớn) tổ chức bán đấu giá thu hồi tiền nợ vay theo quy định của pháp luật. Lúc này, Agribank Chợ Lớn đã chỉ định Công ty Cổ phần Dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn đứng ra bán đấu giá tài sản. Sau đó, ngày 25/5/2017, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại và Xây dựng Địa ốc Kim Oanh (Công ty Kim Oanh) đã trúng đấu giá dự án KDC Hòa Lân. Tuy nhiên, chính khoảng trống pháp luật đã bị lợi dụng để “trục lợi” bất chính.
Cụ thể, Thanh tra Bộ Tư pháp ban hành kết luận thanh tra số 62/KL-TTR, trong đó xác định Công ty đấu giá Nam Sài Gòn còn thiếu sót, vi phạm trong việc bán đấu giá tài sản như không kiểm tra chặt chẽ thông tin do ngân hàng cung cấp. Quy chế bán đấu giá và thông báo bán đấu giá tài sản có nội dung khác nhau về thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán tiền mua tài sản.
Ngoài ra, trong báo cáo ngày 29/3/2019 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp cũng nêu ra việc không thực hiện đúng thoả thuận của Công ty Kim Oanh với Agribank Chợ Lớn, Công ty Kim Oanh nhiều lần vi phạm cam kết nghĩa nghĩa vụ tài chính trong thời gian dài nhưng Agribank Chợ Lớn không có biện pháp quyết liệt để xử lý là trái với Quy chế đấu giá, thể hiện việc chưa làm hết trách nhiệm trong quản lý tiền là tài sản đấu giá Nhà nước của một tổ chức tín dụng.
Dưới góc nhìn pháp luật, theo Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Văn phòng Luật sư Gia đình, thuộc Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho rằng, quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá, khoản 1 và điểm a. khoản 2 Điều 36 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 nói, “Quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá được xác định từ thời điểm đấu giá viên tuyên bố người đó mua được tài sản bán đấu giá; Người mua được tài sản bán đấu giá có các quyền và nghĩa vụ thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản cho tổ chức bán đấu giá tài sản;”. Căn cứ các điều khoản này thấy Công ty Kim Oanh đã không thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, theo Quy chế đấu giá và Thông báo bán đấu giá (lần 12) ngày 29/12/2016, “trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày đấu giá thành, khách hàng mua được tài sản bán đấu giá phải thanh toán 20% số tiền trúng đấu giá tài sản (không bao gồm 10% số tiền đã đặt trước). Số tiền 70% còn lại phải thanh toán trong thời hạn 45 ngày.
Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định, thì số tiền mà khách hàng đã thanh toán sẽ không được hoàn lại và phải chịu nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, tiền lãi chậm trả đối với việc thanh toán không đúng quy định… Đồng thời đồng ý hủy kết quả đấu giá vô điều kiện và chấp thuận để bên có tài sản đấu giá lấy lại tài sản này”. Từ căn cứ này cho thấy, Công ty Kim Oanh đã nhiều lần vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong một thời gian dài nhưng Agribank Chợ Lớn không có biện pháp quyết liệt để xử lý là không phù hợp với Quy chế đấu giá.
Trước đó trả lời trên VTV1 về việc đấu giá dự án Khu dân cư Hoà Lân, ông Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng “Việc đưa ra tổ chức đấu giá tài sản là sai, tổ chức đứng ra làm dịch vụ đấu giá đó cũng làm sai. Như vậy, kết quả đấu giá đó sẽ không được công nhận bởi các cơ quan có trách nhiệm nếu như người ta phát hiện cái sai đó”.
Thiết nghĩ, việc hoàn thiện những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện luật là điều cần thiết. Bởi lẽ, chính những kẽ hở, khoảng trống pháp luật nếu không được sửa đổi, bổ sung sẽ là “miếng bánh” cho cá nhân, tổ chức trục lợi bất chính.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.