Theo ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, mưa bão nhiều ngày qua đã làm mực nước trên các trạm ở sông Tiền, sông Hậu dâng lên khoảng 10-20cm, tùy khu vực. Nhưng trên các cánh đồng, hiện chưa có nước tràn vào.
Mới đây, ông Nguyễn Văn Tâm, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện An Phú (An Giang), cho biết, những ngày qua, mưa liên tục nên mực nước sông Hậu có nhích lên 20-30cm. Tuy nhiên, trên các cánh đồng huyện An Phú vẫn chưa có nước lũ như mọi năm. Người dân trong huyện ai cũng mong lũ về để họ mưu sinh.
Theo ông Huỳnh Văn Phương, Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông (An Phú, An Giang), hàng năm xã là nơi đón lũ đầu tiên nhưng năm nay đã trễ hơn 1 tháng rồi mà chưa thấy lũ về. Mấy hôm nay nước trên sông Hậu có nhích lên nhưng nước chưa tràn vào đồng.
Được biết, nhiều bà con ở xã Vĩnh Hội Đông đã sắm dụng cụ đánh bắt thủy sản mùa lũ nhưng không có lũ về.
Ông Lương Huy Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang, cho biết mưa bão nhiều ngày qua đã làm mực nước trên các trạm ở sông Tiền, sông Hậu dâng lên khoảng 10-20cm, tùy khu vực. Nhưng trên các cánh đồng hiện tại chưa có nước tràn vào.
Theo Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Vĩnh Long, tuần qua, mực nước vùng đầu nguồn sông Cửu Long đang tăng lên. Mực nước cao nhất xuất hiện vào ngày 31/8. Tại Mỹ Thuận, Ba Càng, mực nước dưới báo động 1. Phú Đức, Nhà Đài trên báo động 1 từ 0,01- 0,14m. Tình hình chung cả tỉnh, nguồn nước đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết, mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới xảy ra trên lưu vực là khá lớn và trên diện rộng, sẽ làm tăng mức lũ thượng nguồn trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay mức lũ trên vùng ĐBSCL vẫn đang ở mức thấp. Khả năng đỉnh lũ chính vụ đầu nguồn sông Cửu Long ở mức dưới báo động 1.
Dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, đỉnh lũ năm ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức báo động 1, báo động 2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2- 0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ khả năng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Tuy ít có khả năng xuất hiện lũ lớn, nhưng tiềm ẩn nguy cơ cường suất lũ lên nhanh hơn bình thường do tác động điều tiết dòng chảy từ thượng lưu.
Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam dự báo, năm 2019 lũ rất nhỏ, mực nước lũ lớn nhất tại Tân Châu theo khả năng thấp, chỉ ở mức 3- 3,5m. Với dự báo lũ nhỏ ở 2019 và nhận định nguồn nước mùa khô 2019- 2020 sẽ ít thuận lợi, nguy cơ mặn xuất hiện sớm và hạn hán thiếu nước có thể xảy ra.
Tại các tỉnh phía Bắc Campuchia, mấy ngày qua mưa lớn liên tục, mực nước sông dâng cao. Hiện tại, đời sống của người dân đã bị ảnh hưởng, nhiều hoạt động buôn bán đã bị ngưng trệ.
Trong khi đó, tại tỉnh Stung Treng của Campuchia giáp tỉnh Champasak của Lào, nước dâng cao đã bắt đầu đe dọa đến nhà cửa của nhiều hộ dân.
Theo nhận định, dù nước ở các tỉnh phía trên Campuchia có nhiều nhưng trên Stung Treng có nhiều đập thủy điện nên chưa biết họ vận hành đập thủy điện như thế nào. Khả năng 4 - 5 ngày nữa vẫn không có gì nguy hiểm đối với vùng đầu nguồn ở An Giang.
Theo Ủy hội sông Mekong quốc tế, mực nước sông Mekong đo được ở trạm Khong Chiam (Thái Lan), ngày 4/9 đạt 15,29 m, vượt quá mực nước “tràn bờ” (14,5 m). Mực nước ở trạm Pakse (Lào) cũng đã đạt 13,06m, vượt qua mức “tràn bờ” (12 m) và dự báo sẽ tăng lên 14 m trong 5 ngày tới.
Tiến sĩ Sothea Khem, chuyên gia dự báo lũ của Ban thư ký Ủy hội Sông Mekong quốc tế, cho biết: “Do ảnh hưởng của bão nhiệt đới Podul từ ngày 31/8-3/9 ở trung tâm lưu vực sông Mê Công, từ Mukdahan (Thái Lan), đến Champasac (Lào) có mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, khiến mực nước sông Mekong tăng nhanh. Hầu hết các sông và dòng chảy trong khu vực đã tràn bờ”.
Từ kết quả này, Tiến sĩ Sothea Khem nhận định trong vài ba ngày tới, mực nước ở các trạm Stung Treng và Koh Khel của Campuchia cũng sẽ tràn bờ. Trong vòng 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Mực nước ở hai trạm Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) sẽ tăng lên từ 0,2-0,4 m. Sau đó sẽ tiếp tục tăng lên do Lào đã thực sự bước vào mùa mưa. Lũ sông Mekong về sẽ giúp đẩy lùi tình trạng mặn xâm nhập ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long./.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.