Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 8 năm 2019 | 0:14

ĐBSCL: Gần 1.000 ngôi nhà bị sập, tốc mái

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới cộng thêm giông, gió giật mạnh đã làm hàng nghìn ngôi nhà ở các tỉnh ĐBSCL bị sập, tốc mái, ngập trong nước. Ước thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

hang_tram_nguoi_co_mat_tai_hien_truong_de_khac_phuc_diem_sat_lo_co_nguy_co_gay_vo_devov__dbak-cà-mau.jpg
Hàng trăm người dân có mặt khắc phục điểm sạt lở tại xã Khánh Bình Tây (ảnh VOV)

Cà Mau trắng đêm hộ đê

Tại ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời, Cà Mau) đang xảy ra điểm sạt lở nghiêm trọng dài hơn 300m. Có những đoạn, mái đê bị sóng biển đánh mất, sạt lở sâu vào tới thân đê và mặt đường.

Hiện nay, hàng trăm người cùng sự hỗ trợ của máy cơ giới đang khẩn trương gia cố, đóng kè tràm dưới chân điểm sạt lở.

Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy Lợi Cà Mau, hiện nay lực lượng trên dưới 300 người gồm đang hộ đê. Ngoài xử lý hộ đê, các cđơn vị chức năng đang đưa đất vào bao cát để phòng khi nước dâng, kịp thời xử lý.

Ông Nguyễn Quốc Đoàn, Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây cho biết, chiều dài đường bờ biển của xã dài hơn 3 km. Toàn tuyến bị sạt lở nhiều năm qua. Đoạn sạt lở nghiêm trọng thuộc ấp Thời Hưng đã mất hết rừng phòng hộ, nếu sóng lớn nguy cơ gây vỡ đê sẽ xảy ra. Vừa qua, mọi lực lượng đã nhanh chóng mặt hỗ trợ khắc phục khi có sự cố. Tuy nhiên, các giải pháp mới là tạm thời, về lâu dài cần có giải pháp căn cơ.

Tuyến đê biển Tây của tỉnh Cà Mau kéo dài qua hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Tuyến đê này có vai trò ngăn mặn cho vùng sản xuất ngọt hóa trong đê. Chỉ tính riêng huyện Trần Văn Thời đã có khoảng 29.000 ha lúa đang canh tác. Nếu việc vỡ đê xảy ra thiệt hại là khó tránh khỏi cho hàng chục ngàn hộ dân sống trong đê.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp trong những ngày qua đã làm 1 người chết, 1 người bị thương. Có 91 căn nhà bị sập, hơn 470 căn nhà tốc mái. Tình trạng thủy chiều dâng cao đã làm ngập hơn 1.800 căn nhà, 1 trường học và 2.500 m lộ giao thông...  Ước tổng thiệt hại về tài sản trên 22 tỷ đồng.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao bất thường làm cho nước biển tràn qua toàn tuyến đê biển Tây từ 0,3m - 0,4m. Nghiêm trọng nhất là đoạn Ba Tỉnh - Kinh Mới với chiều dài 12,5 km. Đặc biệt, đoạn sạt lở thuộc ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời với chiều dài 356m, có nguy cơ vỡ đê.

Sóc Trăng lốc xoáy làm sập, tốc mái 194 căn nhà

Từ ngày 1-4/8, mưa lớn kèm theo lốc xoáy xảy ra diện rộng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã làm 194 căn nhà bị sập và tốc mái. Theo đó, có 31 căn bị thiệt hại hoàn toàn, 133 căn bị thiệt hại trên 50%: còn lại thiệt hại dưới 50%.

chính-quyền-địa-phương-cùng-người-dân-địa-phương-khẩn-trương-khắc-phục-thiệt-hại-do-dông-lốc-sóc-trăng.jpg
Nhiều địa phương tỉnh Sóc Trăng cùng người dân khẩn trương khắc phục thiệt hại do giông lốc (ảnh VOV). 

Ngoài ra còn làm 1 trụ trạm thu sóng di động bị đổ ngã và 2 nhà lưới bị sập, tập trung ở các địa bàn huyện Thạnh Trị, Kế Sách, Mỹ Xuyên, thị xã Ngã Năm, huyện Châu Thành, thị xã Vĩnh Châu.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng đang khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương huy động lực lượng công an, dân quân tự vệ cùng người dân địa phương tổ chức khắc phục tạm thời thiệt hại do mưa giông, lốc xoáy gây ra.

Cần Thơ: Giông lốc làm 83 căn nhà bị sập, tốc mái

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm  kiếm Cứu nạn TP. Cần Thơ, trong hai ngày 3 - 4/8, trên địa bàn TP Cần Thơ xuất hiện mưa lớn kèm theo gió mạnh làm đã làm sập 6 căn nhà, tốc mái 77 căn trên địa bàn quận Cái Răng, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, TP Cần Thơ.

từ-đầu-năm-đến-nay-cần-thơ-ghi-nhận-18-đợt-mưa-lớn-kèm-theo-dông-lốc.jpg
Nhiều ngôi nhà ở TP. Cần Thơ bị tốc mái (ảnh VOV). 

Quận Cái Răng là địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất với 1 căn nhà bị sập, tốc mái 52 căn, đứt đường dây trung thế và gãy 2 trụ điện hạ thế, làm mất điện tại khu công nghiệp Hưng Phú, phường Phú Thứ. Tại quận Thốt Nốt bị tốc mái 8 căn nhà, huyện Vĩnh Thạnh sập 1 căn, tốc mái 2 căn và huyện Thới Lai sập 4 căn, tốc mái 15 căn nhà.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bànTP. Cần Thơ đã xảy ra 18 đợt mưa kèm theo dông lốc, làm sập 25 căn nhà, ước tính thiệt hại hơn 15 tỷ đồng.

Kiên Giang: Gần 200 căn nhà bị thiệt hại

Ngày 4/8, ông Nguyễn Huỳnh Trung, phụ trách Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kiên Giang, cho biết, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Kiên Giang có gần 200 căn nhà dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (từ bão số 3 suy yếu) cộng thêm giông, gió giật mạnh.

kiên-giang.jpg

 Hàng chục ngôi nhà ở Kiên Giang bị thiệt hại (ảnh: motthegioi).

 

Trong số này, có 6 căn nhà bị nước biển cuốn trôi mất dạng, 35 căn sập hoàn toàn cùng 63 căn khác thiệt hại bị ngập nước do triều cường dâng cao đến hơn 1m với tổng thiệt hại ước khoảng 6,9 tỉ đồng.

Việc nước biển lên rất nhanh và cũng rút đi rất nhanh nên mọi người trở tay không kịp, dòng nước đã cuốn trôi đi nhà cửa và nhiều tài sản.

Huyện đảo Phú Quốc ngập nặng

Ngày 5/8, ông Phạm Văn Nghiệp, phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, cho biết, suốt 3 ngày qua mưa chưa khi nào ngớt trên đảo Phú Quốc. Nhiều tuyến đường ở trung tâm đảo là thị trấn Dương Đông ngập đến 0,5m.

nước-ngập-gần-1m-tại-khu-phố-3-thị-trấn-dương-đông-ảnh-hdung.jpg
Nước ngập gần 1m tại khu phố 3, thị trấn Dương Đông (ảnh tuoitre.vn)

Ông Nghiệp cho biết thêm đến thời điểm này đảo Phú Quốc vẫn đang có mưa rất lớn. Nhiều khu vực đã bị chia cắt hoàn toàn như ấp Bến Tràm (xã Cửa Dương), một số ấp ở xã Cửa Cạn, Dương Tơ...

Nguyên nhân khiến tình trạng ngập nước mưa trên đảo Phú Quốc ngày càng trầm trọng được cho là do nhiều sông suối trên đảo bị người dân lấn chiếm trái phép để lấy đất bán kiếm tiền trong các lần sốt giá đất gần đây.

Một nguyên nhân nữa khiến hòn đảo bị ngập nặng còn đến từ rác thải sinh hoạt bị vứt bừa bãi bít miệng cống, lòng cống khiến lượng nước mưa quá lớn không thể thoát kịp.

 

 

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top