Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 12 năm 2018 | 11:52

Luật Trồng trọt, Chăn nuôi có hiệu lực từ ngày 01/01/2020

Sáng nay (11/12), Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố 9 luật đã được Quốc hội thông qua.

20181211_083755.jpg

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm công bố Lệnh của Chủ tịch nước.

 

Chín luật được công bố gồm: Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Đặc xá; Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, Luật Chăn nuôi được ban hành nhằm thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các qua hệ kinh tế, xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm, phát triển ngành chăn nuôi phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển sản xuất ngành chăn nuôi, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Luật Chăn nuôi đã cụ thể hóa cá yêu cầu, điều kiện của một cơ sở chăn nuôi cần đảm bảo các yếu tố có liên quan đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và cân đối thị trường sản phẩm chăn nuôi; quy định chặt chẽ về quản lý chất lượng con giống, chất lượng thức ăn chăn nuôi; quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi; quy định về chăn nuôi động vật khác ngoài gia súc, gia cầm mà người dân được phép nuôi…

Luật Chăn nuôi (sửa đổi) gồm 8 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01-2020.

 

20181211_085919.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến giới thiệu Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi.

Luật Trồng trọt có 7 chương, 85 điều quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm giống cây trồng.

“Điều 13 đến Điều 35, Luật điều chỉnh các quy định về quản lý giống câu trồng theo hướng hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và năng lực quản lý; giảm bớt thời gian, cho phí, minh bạch thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong lĩnh vực trồng trọt phát triển nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, giảm thiểu rủi ro cho sản xuất và người dân…”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.

Luật Trồng trọt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top