KTNT – Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2018 cơ quan này sẽ phối hợp với chính quyền các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiến hành thu hồi các dự án chậm triển khai trong thời gian dài để lấy quỹ đất hoàn vốn cho dự án.
KTNT – Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2018 cơ quan này sẽ phối hợp với chính quyền các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiến hành thu hồi các dự án chậm triển khai trong thời gian dài để lấy quỹ đất hoàn vốn cho dự án xây cầu Cần Giờ theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh sẽ phối hợp với UBND huyện Nhà Bè và các đơn vị liên quan triển khai công tác thu hồi khu đất 23 ha tại xã Phước Kiển và khu đất 89,61 ha xã Nhơn Đức và Phước Lộc để lấy quỹ đất hoàn vốn cho dự án xây cầu Cần Giờ theo hình thức BT. Cùng với đó, Sở sẽ triển khai thu hồi 263,9 ha tại phường Long Trường, phường Trường Thạnh, phường Phú Hữu thuộc khu vực quận 9 để tạo quỹ đất hoàn vốn xây dựng đường Vành đai 2.
Liên quan đến việc tạo quỹ đất để hoàn vốn xây dựng đường Vành đai 2, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình chính quyền thành phố chấp thuận chủ trương thu hồi tạo quỹ đất với tổng diện tích 144 ha tại phường Bình Chiểu, phường Linh Đông, phường Tam Phú, phường Tam Bình thuộc quận Thủ Đức. Ngoài ra, năm 2018, TP. Hồ Chí Minh cũng triển khai thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khu đất 8,6 ha tại phường Phú Hữu quận 9.
Trước đó, UBND TP. Hồ Chí Minh trong vòng 5 năm qua đã thu hồi hơn 500 dự án do chủ đầu tư chậm triển khai, gây lãng phí đất đai với tổng diện tích đất khoảng 5.900 ha. Đồng thời, thành phố tiếp tục rà soát hàng ngàn dự án đã giao đất để xử lý nhằm hạn chế tình trạng chậm tiến độ, kéo dài, gây lãng phí. Thời điểm hiện tại, thành phố đang tiếp tục rà soát tình trạng sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020, với số lượng khoảng 1.283 dự án. Qua rà soát ban đầu cho thấy, trên 280 dự án hiện đang có dấu hiệu chậm tiến độ./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.