Nắng nóng uy hiếp cuộc sống của người dân miền Trung
Do ảnh hưởng của thời tiết, nắng hạn kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sinh hoạt và sản xuất của người nông dân các tỉnh thành trên cả nước nói chung và “Chảo lửa” miền Trung nói riêng.
Miền núi Hà Tĩnh giếng cạn nước, đồng khô hạn
Hiện tượng khô hạn này đang xảy ra tại xã Điền Mỹ (Hương Khê – Hà Tĩnh) khiến người dân ở nơi đây đang khổ sở vì thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Theo những người dân ở đây cho biết, do nắng nóng kéo dài không có mưa nên người dẫn đến tình trạng hạn hán nghiêm trọng, mặc dù đầu tư cả chục triệu đồng để khoan giếng sâu từ 80m – 100m nhưng vẫn không có nước phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất.
Ông Phạm Văn Toàn, là Trưởng thôn 2 cho hay, mùa hè năm nay, thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ đã có lúc lên đến 41 độ C; trong khi nguồn nước sinh hoạt duy nhất của người dân nơi đây lấy từ giếng đào.
Hầu hết các giếng đào hiện đã khô cạn, có tới 80% hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nhiều gia đình phải đi xin hoặc mua nước ở nơi khác về để phục vụ cho nhu cầu ăn uống hằng ngày.
Nắng nóng không chỉ làm cho nhân dân ở đây thiếu nước sinh hoạt, mà còn làm cho tình trạng hạn hán gia tăng bởi không có mưa.
Tại thôn Nam Trung (xã Điền Mỹ). Nắng nóng khắc nghiệt nên thôn Nam Trung chỉ lên kế hoạch sản xuất 30ha trong số 40ha diện tích lúa hè thu. Song, vào vụ, nước tại các hồ đập trên địa bàn cạn kiệt nên người dân chỉ gieo cấy được 15ha lúa nhưng có nguy cơ mất trắng.
Không chỉ diện tích lúa vụ hè thu bị khô hạn mà nhiều diện tích ngô, đậu xanh và các loại cây ăn quả nằm rải rác ở các thôn của xã Điền Mỹ cũng đã bị khô héo trước nắng nóng gay gắt kéo dài.
Theo ông Trần Tiến Chương - Chủ tịch UBND xã Điền Mỹ, thời tiết khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài hơn tháng nay khiến người dân một số thôn ở vùng cao trên địa bàn hết sức khó khăn về nguồn nước sinh hoạt hằng ngày, hàng chục ha cây trồng vụ hè thu có nguy cơ mất trắng.
Nắng nóng gây cho người dân nhiều thiệt hại và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, thời điểm này đang là vụ thu hoạch dưa, do “Được mùa, được giá”, những ngày này, trên những cánh đồng rộng lớn tại xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), nông dân phấn khởi “đội nắng” thu hoạch dưa, kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Nông dân “vựa dưa” Hà Tĩnh phấn khởi mùa thu hoạch
Theo người dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết , vụ dưa năm nay, trời nắng nhiều, mưa ít nên dưa rất được mùa. So với những năm trước, sản lượng dưa tăng từ 2-5 tạ/sào. Không chỉ đạt năng suất cao, dưa thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, 40 tuổi, ở thôn 7 (Xuân Hồng, Nghi Xuân) trồng 20 sào dưa, trong đó 15 sào dưa hấu và 5 sào dưa lê. Trung bình mỗi sào dưa cho sản lượng từ 1,2 -1,5 tấn. Ước tính tổng sản lượng đạt khoảng 26 tấn”.
Với giá nhập tại ruộng 12 ngàn đồng/kg đối với dưa hấu và 15 ngàn đồng/kg đối với dưa lê, vụ dưa này gia đình chị Hạnh thu về khoảng 350 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Trúc - tiểu thương tại xã Xuân Hồng cho biết: Trong gần 2 tháng qua, tôi thu mua được trên 200 tấn dưa tại đây. Dưa được phân phối tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc; khách hàng phản hồi rất tốt, có bao nhiêu họ lấy hết bấy nhiêu.
Ông Nguyễn Phi Phượng - Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng cho biết, xã triển khai xuống giống 55 ha dưa các loại, vượt 10 ha so với năm 2019. Đến thời điểm này có thể khẳng định vụ dưa đã thắng lợi toàn diện. Với năng suất bình quân đạt từ 24 - 30 tấn/ha, sản lượng dưa toàn xã ước đạt khoảng 1.500 tấn.
Không chỉ dưa năm nay “Được mùa, được giá” mà có hàng trăm “triệu phú” nhờ xóa vườn tạp, khai phá đồi hoang xã Đức Liên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang vươn lên làm giàu, với nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Xóa bỏ vườn tạp, khai phá đồi hoang trồng 183 ha cây ăn quả, nông dân xã Đức Liên (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đang vươn lên làm giàu, nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Là người tiên phong phát triển kinh tế trang trại ở vùng đất gian khó, anh Lê Văn Dũng đã nếm trải đầy đủ những gian lao, vất vả trong hành trình biến đồi hoang, vườn tạp thành hoa thơm, quả ngọt.
Anh Dũng cho biết, trước đây, thôn Liên Hòa được ví như vùng “ốc đảo” bởi bị núi đồi và sông Ngàn Sâu chia cắt, đường sá nhỏ hẹp và lầy lội. Người dân quanh năm bám ruộng chỉ mong sao đủ ăn, chẳng ai dám nghĩ đến làm giàu.
Từ khi có chủ trương khai thác tiềm năng vườn đồi, người dân được tiếp cận vốn, kiến thức KHKT, thị trường, năm 2010, vợ chồng tôi đã bắt tay vào làm kinh tế vườn đồi, gia trại. Bằng mồ hôi, công sức và ý thức vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo, gia đình đã biến đồi hoang với cây gai, bụi rậm trở thành một vùng đất màu mỡ, bằng phẳng để trồng cây ăn quả, làm chuồng trại".
Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, mạnh dạn vay vốn và áp dụng KHKT, lại được “tiếp sức” từ chính sách hỗ trợ nên khu vườn đồi của anh Dũng ngày càng sum suê, diện tích được mở rộng, vườn đã đạt chuẩn vườn mẫu cấp tỉnh năm 2018. Đặc biệt, từ 500 gốc cây cam cho quả đạt chuẩn VietGAP, 7 con trâu, hàng trăm con gà mỗi lứa và 10 ha rừng trồng... mỗi năm mang về cho anh nguồn thu khoảng 500 triệu đồng.
Những năm gần đây, phong trào trồng cây ăn quả có múi kết hợp với chăn nuôi và trồng rừng đã diễn ra rầm rộ ở các thôn xóm và đã đem đến những kết quả khả quan, giúp bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống người dân được nâng lên.
Trong 5 năm gần đây, người dân địa phương đã xóa bỏ vườn tạp, đồi hoang trồng thêm 71 ha, đưa tổng diện tích cây ăn quả có múi toàn xã lên 183 ha, góp phần chỉnh trang khu dân cư kiểu mẫu, xây dựng vườn mẫu trong NTM.
Ngoài 35 khu vườn đồi được công nhận đạt chuẩn, hiện trên địa bàn xã còn có hàng trăm hộ thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng/năm từ trang trại, chủ yếu là cam, chanh, chăn nuôi trâu, bò, gà...
Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Đức Liên cho biết, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tập trung tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây ăn quả có múi, chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất, kết nối các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị và phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nắng hạn không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất của người dân Hà Tĩnh, hạn hán cũng làm cho sản xuất của người dân tỉnh Quảng Bình gặp không ít khó khăn. Việc chủ động bảo đảm nguồn nước tưới cho hoạt động sản xuất đang được chính quyền ở đây rất quan tâm.
Bố Trạch: Chủ động chống hạn cho lúa hè-thu
Nhờ chủ động phòng, chống hạn với các phương án thiết thực, cụ thể, nên đến nay, huyện Bố Trạch đã bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất vụ hè-thu với diện tích vượt kế hoạch đề ra. Kỳ vọng với sự nỗ lực của huyện và bà con nông dân, Bố Trạch sẽ đối phó được với tình hình thời tiết nắng nóng diễn biến kéo dài và ngày càng phức tạp.
Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ hè-thu năm nay, ngay từ đầu vụ, huyện Bố Trạch đã đề ra chỉ tiêu cho các địa phương phấn đấu sản xuất 2.650ha lúa/2.100ha kế hoạch. Sở dĩ huyện đưa ra chỉ tiêu cao so với kế hoạch là nhằm mục đích để các địa phương đều phấn đấu, nỗ lực vượt lên khó khăn thực hiện, tránh tình trạng bỏ hoang đất như vụ hè-thu năm trước.
Tính đến nay, toàn huyện đã gieo cấy được 2.300ha lúa, vượt kế hoạch đề ra 200ha. Trong đó, ngoài diện tích lúa có nguồn nước do các trạm bơm của tỉnh quản lý cung ứng, diện tích do huyện Bố Trạch quản lý tưới nước là 1.682ha. Tuy nhiên, theo tính toán, huyện bảo đảm tưới được 1.240ha, còn lại là diện tích thiếu nước phải bơm chống hạn.
Toàn huyện Bố Trạch hiện có 43 hồ chứa nước, nhiều công trình, đập xây, cống và kênh mương dẫn nước... phục vụ tưới tiêu cho hàng nghìn ha lúa, cây công nghiệp và nuôi thủy sản trên địa bàn huyện. Các hồ đập chứa nước lớn, như: hồ Vực Nồi, Cửa Nghè, Đồng Ran, Vực Sanh và đập dâng Đá Mài, bảo đảm nước tưới cho diện tích lúa các xã, như: Vạn Trạch, Sơn Lộc, Hải Phú, Mỹ Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch và thị trấn Hoàn Lão.
Tính đến thời điểm này, các hồ chứa vừa và nhỏ do địa phương quản lý hầu như mực nước còn dưới 60% dung tích thiết kế; một số hồ có dung tích dưới 19% do đang trong quá trình tu sửa.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, để chủ động khắc phục những diễn biến bất thường của thời tiết, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các địa phương trên địa bàn tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về sử dụng nguồn nước hợp lý, khoa học, tiết kiệm, tránh gây thất thoát nguồn nước. Huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết, kịp thời điều chỉnh quy trình vận hành, quy trình tưới của các công trình.
Nắng nóng cũng là điều kiện thuận tiện cho sâu bệnh phá hoạt hoạt động sản xuất của bà con nông dân phát triển, hiện nay sâu cuốn lá nhỏ và rầy lưng trắng đã làm hại 437 ha lúa của bà con tại xã Quảng Ninh (Bố Trạch – Quảng Bình)
Sâu cuốn lá nhỏ, rầy lưng trắng làm hại 437 ha lúa hè-thu
Tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, hiện nay, lúa hè-thu đang thời kỳ đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, do thời tiết bất thường nên sâu cuốn lá nhỏ và rầy lưng trắng đã làm hại 437 ha lúa của bà con.
Cụ thể, có 243 ha diện tích lúa bị nhiễm rầy lưng trắng, tập trung chủ yếu ở huyện Quảng Ninh 170 ha, Bố Trạch 40 ha, Quảng Trạch 12 ha, Tuyên Hóa 9 ha, Đồng Hới 9 ha, Minh Hóa 3 ha. Mật độ phổ biến của rầy lưng trắng từ 50 đến 100 con/m2, nơi cao 300 đến 500 con/m2.
Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ có 194 ha, trong đó Quảng Ninh 85 ha, Lệ Thủy 40 ha, Bố Trạch 27 ha, Ba Đồn 21 ha, Quảng Trạch 15 ha, Minh Hóa 3,5 ha, Tuyên Hóa 2,5 ha. Mật độ sâu phổ biến từ 2 từ 3 con/m2, nơi cao 5 đến 7 con/m2.
Dự báo thời gian tới, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng. Để bảo đảm an toàn sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương kịp thời thông báo về tình hình rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ; chỉ đạo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm, triển khai phòng trừ kịp thời, có hiệu quả để hạn chế tối đa thiệt hại.
Để phòng trừ rầy lưng trắng, Chi cục khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng các thuốc có hoạt chất như: Cholorpyrifos Ethyl, Pymetrozine, Buprofezin để tiêu diệt; cho nước vào ruộng để diệt trứng và khi phun trừ đạt hiệu quả cao.
Đối với sâu cuốn lá nhỏ, bà con nên sử dụng các thuốc có hoạt chất như: Indoxacarb, Lambadacyhalothrin, Nereistoxin, Emamectin benzoate. Khi phun thuốc cần đi chậm, phun ướt đều mặt lá, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Hạn hán đang là nguy cơ dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sinh hoạt và sản xuất của người nông dân, đây cũng là điều kiện để cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng, do vậy chính quyền các cấp cần quan tâm để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất bằng nhiều biện pháp, trong đó có khoan giếng, xây dựng các công trình thủy lợi để tích trữ nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trong những giai đoạn khó khăn này.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.