Nắng nóng khốc liệt kéo dài, ở nhiều địa phương của Nghệ An, nhiều diện tích lúa non chết cháy, hồ cạn, cá chết hàng loạt.
Nhiều diện tích lúa ở Tân Kỳ, Nghi Lộc thiếu nước tưới trong nhiều ngày liền. Hồ đập Tân Kỳ cá chết hang loạt, ở Nghi Lộc lúa non đã chết cháy trước sự xót xa của nông dân.
Hiện, người dân huyện Tân Kỳ đang gồng mình với nắng nóng, hồ đập trơ cạn, cá chết phơi bụng. Toàn huyện còn 2.900 ha lúa mùa chưa gieo cấy được, đặc biệt, có 400/1.600 ha đã gieo cấy, nhưng không có nước nên mặt ruộng nứt nẻ nhiều ngày nay.
Đập trữ nước Điện Lực xã Kỳ Sơn, chỉ còn đọng lại vũng nước đen ngòm, nước nóng quá, cá không còn sống nổi, miệng cống điều tiết nước khô khốc. Ngay phía dưới là cánh đồng Điện Lực của Kỳ Sơn hàng chục ha đang bỏ hoang.
"Theo lịch, đến 25/6 là kết thúc gieo cấy vụ mùa, nhưng thời tiết Tân Kỳ vẫn tiếp tục nắng nóng. Cùng đó, 80% số hồ, đập đã xuống mực nước chết, bà con chấp nhận gieo cấy muộn trên diện tích 2.900 ha.
Địa phương không thể chuyển đổi được cây trồng, bởi phần lớn diện tích đó dễ bị ngập lụt vào mùa mưa lũ" - ông Nguyễn Tất Hải - Phó phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ băn khoăn.
“Nắng nóng sẽ còn kéo dài trong những ngày tới, để bảo vệ cây trồng, huyện chỉ đạo các địa phương, không còn cách nào khác là, tuyên truyền, vận động nông dân nạo vét khe, suối, sử dụng máy bơm dầu dã chiến để bơm nước tưới cho những diện tích lúa và các loại hoa màu khác” - Ông Nguyễn Công Trung, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tân Kỳ, cho hay
Ở Nghi Lộc, nhiều diện tích lúa mới gieo cấy, do thiếu nước và nắng nóng cực điểm đã chết cháy.
Bà Trần Thị Lộc ở xóm 3, xã Nghi Thuận cho biết: Vụ hè thu này gia đình gieo cấy 6 sào lúa. Giờ không còn hy vọng, bởi hầu hết lúa đã bắt đầu chết khô. Gần 4 triệu đồng, chi phí ban đầu cho 6 sào lúa, xem như mất trắng. Bà nhổ lên một nắm lúa, tất cả đã chết khô.
Mặc dù nằm kề sông Cấm, nhưng hơn nửa tháng nay, cả ba trạm bơm: Sác Bộng, Rú Đò, Siêu Ba của xã Nghi Thuận, đã ngừng hoạt động vì nước sông xuống thấp, và bị nhiễm mặn. Dẫn đến 140/210 ha lúa hè thu đang giai đoạn đẻ nhánh bị khô hạn.
Thực hiện Công điện khẩn của huyện Nghi Lộc về giải pháp cấp bách chống hạn, các địa phương đã tích cực cứu lúa hè thu. Xã Nghi Công Nam, tổ chức đắp chặn Khe Cái, bơm nước từ hồ Khe Thị về, cung cấp nước cho trạm bơm Cồn Trường chống hạn.
Để cứu 150 ha lúa hè thu bị hạn, xã Nghi Diên đã huy động cán bộ công chức, thôn đội trưởng, công an xã, phối hợp với Xí nghiệp thủy lợi, vớt bèo tây, khơi thông dòng chảy cho trạm bơm Yên Ngựa; trạm bơm Thọ Sơn, trạm bơm xóm 11.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Phòng Nông nghiệp Nghi Lộc, cho biết: “Nắng nóng kéo dài, khiến 3.000/5.800 ha lúa hè thu đối mặt với hạn hán. Trong đó, 2.000 ha bị hạn nặng. Đặc biệt, có 200 ha lúa ở các xã: Nghi Thuận, Nghi Hưng, Nghi Yên đã bắt đầu chết do hạn. Nghi Lộc đã có kế hoạch trích 300 – 400 triệu đồng từ ngân sách để hỗ trợ chống hạn lúa hè thu”
Quảng Bình: Chủ động phòng trừ sâu keo trên cây ngô
Theo kế hoạch vụ hè-thu năm 2019, toàn tỉnh gieo trồng 800 ha ngô, cơ cấu các giống chủ lực, chịu hạn, năng suất cao, như: NK6410, PAC339, CP3Q,ngô nếp HN88, ngô nếp lai Tố nữ, ngô sinh khối NK4300, AVA3668...
Sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô
Hiện, toàn tỉnh đã gieo 303,5 ha ngô, đạt 37,9 % so với kế hoạch. Trong đó, Tuyên Hóa 83 ha, Bố Trạch 75 ha, Quảng Trạch 55 ha, Minh Hóa 35 ha, Lệ Thủy 20,5 ha, Quảng Ninh 20 ha, TX. Ba Đồn 15 ha.
Song, theo kết quả của Chi cục Trồng trọt và BVTV, hiện, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện sâu keo mùa thu. Đây là đối tượng sâu hại, mới xâm nhập vào Việt Nam. Loại sâu này khá nguy hiểm, có thể gây hại trên nhiều loại cây trồng.
Sâu có khả năng di chuyển xa, phát tán mạnh, sinh sản rất cao, phàm ăn, kháng thuốc rất nhanh, nên rất khó khăn trong công tác phòng trừ.
Tính đến, 20-6-2019, toàn tỉnh có 22 ha ngô nhiễm sâu keo mùa thu. Trong đó, Bố Trạch 15 ha, Tuyên Hóa 7 ha. Mật độ phổ biến 4-5 con/m2, nơi cao 8-10 con/m2.
Đây là đối tượng dịch hại mới, do đó, bà con phải biết đặc điểm hình thái, và triệu chứng gây hại, nhằm chủ động trong điều tra, phát hiện, và phòng trừ.
Theo đó, sâu non mới có triệu chứng như: sâu non tuổi 1-2, ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non, gây ra các vết hình vuông, hoặc hình chữ nhật, màu trắng đặc trưng. Sâu non tuổi lớn hơn, ăn khuyết lá, bẹ lá, tạo thành các lỗ lớn.
Về cây ký chủ, sâu keo mùa thu có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà, ... Tuy nhiên, sâu ưa thích nhất cây ngô, đặc biệt là ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau.
Để chủ động phát hiện, và triển khai phòng trừ, ông Lê Xuân Tứ, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, cho biết, sâu keo mùa thu là đối tượng dịch hại mới, là loại sâu hại khá nguy hiểm, gây hại trên nhiều loại cây trồng.
Sâu phát tán mạnh, sinh sản rất cao, phàm ăn, lại kháng thuốc rất nhanh, nên rất khó khăn trong công tác phòng trừ. Do vậy, cần thực hiện biện pháp kỹ thuật, quản lý dịch hại tổng hợp, theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt BVTV.
Thứ nhất, cần thực hiện tốt biện pháp canh tác, làm sạch cỏ dại xung quanh vườn ngô, để hạn chế nơi trú ẩn của sâu; làm đất, phơi đất khô, để nhộng trong đất chết, hoặc dễ dàng bị thiên địch tiêu diệt; luân canh ngô và cây trồng khác, ngay sau vụ ngô, để diệt nhộng trong đất.
Tiếp theo, cần thực hiện tốt biện pháp thủ công, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá, để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy. Bà con sử dụng tro bếp, hoặc nước xà phòng loãng, đổ vào nõn ngô diệt sâu non.
Cần thực hiện bẫy bả, bẫy đèn, bằng cách sử dụng bẫy dính màu vàng, có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt, hoặc bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành. Hoặc, sử dụng bẫy cây trồng bằng cách, trồng xen một số diện tích cỏ voi, ngô nếp, sớm hơn so thời vụ chung, để dẫn dụ sâu trưởng thành đến đẻ trứng. Sử dụng bẫy diệt sâu trưởng thành, ngắt ổ trứng, và phun trừ sâu non, trên các diện tích bẫy cây trồng.
Hoặc, khi sâu xuất hiện rải rác, mật độ thấp, bà con hạn chế sử dụng thuốc hóa học, để bảo vệ thiên địch của sâu keo mùa thu; sử dụng chế phẩm nấm xanh, nấm trắng, vi khuẩn Bt, virus NPV để phun trừ, khi sâu tuổi nhỏ.
Đồng thời, có thể nhân thả ong ký sinh trứng (ong mắt đỏ ...), các loài bắt mồi ăn thịt, như: bọ đuôi kìm, để kiểm soát sâu non mới nở, tuổi nhỏ.
Với mật độ sâu cao, trên 4-5 con/m2, bà con sử dụng biện pháp hóa học, dùng một trong các loại thuốc BVTV, như: Clever 150SC, Dupont Prevathon 5SC, Ammate 150SC, để phun trừ khi sâu tuổi 1-3, theo hướng dẫn trên bao bì, phun sáng sớm hoặc chiều mát.
Chú ý sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. Sâu keo mùa thu có tính kháng thuốc cao, vì vậy, cần sử dụng đúng thuốc, và phòng trừ khi sâu tuổi còn nhỏ.
Hậu Giang: Nấm rơm hút hàng
Tiểu thương cho biết khoảng 1 tháng trước, vào đợt thu hoạch rộ, giá nấm rơm khoảng 45 -50.000 đồng/kg, rất hút hàng. Hiện, do lượng nấm rơm ít dần, khi vào cuối đợt thu hoạch, nên giá bán ở nhiều nơi tăng từ 5.-10.000 đồng/kg, lên mức khoảng 55.000-60.000 đồng/kg.Tuy nhiên, sức hút của loại thực phẩm này vẫn không giảm.
Giá nấm rơm ở nhiều nơi đã tăng từ 5 -10.000 đồng/kg.
Nấm rơm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được người nội trợ ưa chuộng. Trong mâm cơm gia đình, nấm rơm được chế biến thành nhiều món ăn như nấu canh, xào, luộc, kho hay chế biến các món ăn chay… Mùa nấm rơm bắt đầu sau khi thu hoạch lúa.
Phụng Hiệp: Dừa khô tăng giá trở lại
Hiện, nhiều nông hộ trồng dừa ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang),phấn khởi khi giá dừa khô đã tăng trở lại, sau một thời gian giá giảm sâu.
Giá dừa khô đã bắt đầu tăng trở lại từ sau Tết Nguyên đán.
Theo đó, thương lái thu mua đối với dừa khô loại I giá 50.000 đồng/chục (12 trái), dừa khô mua xô, có giá từ 30 -40.000 đồng/chục, bình quân tăng hơn 30.000 đồng/chục so cùng kỳ năm trước.
Nhiều thương lái cho biết, giá dừa khô bắt đầu tăng từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là người dân chủ động bán dừa tươi, để có giá cao, nên sản lượng dừa khô giảm; bên cạnh đó các thương lái đang mua dừa khô với số lượng lớn, nên giá tăng mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.