Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 9 tháng 9 năm 2021 | 16:17

Nestlé Việt Nam nỗ lực ứng phó với đại dịch và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Nestlé Việt Nam luôn cam kết đi tiên phong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ngay cả trong bối cảnh ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đóng gói tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ làn sóng đại dịch lần thứ 4 đang diễn ra.

n1.jpg
 Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, cùng các diễn giả và khách mời Chương trình

 

Tại Hội thảo chuyên đề "Doanh nghiệp phát triển bền vững thực hiện mục tiêu kép" do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đã có bài trình bày về "Cơ hội và thách thức của ngành thực phẩm và đồ uống đóng gói tại Việt Nam trong đại dịch". Ông đã chia sẻ về những khó khăn, thách thức và cơ hội dưới góc nhìn của một công ty hàng tiêu dùng trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trong thời kỳ đại dịch. 

"Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã tác động sâu sắc lên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngành thực phẩm và đồ uống đóng gói. Các doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng", ông Binu Jacob phát biểu.   

Theo số liệu của Nielsen Retail Index tính đến cuối tháng 7/2021, sau khi phục hồi từ tác động của đại dịch Covid-19 năm ngoái, sự tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam một lần nữa bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ 4 diễn ra từ tháng 5 vừa qua dẫn đến sự tăng trưởng của ngành hàng sụt giảm mạnh trong tháng 6 và 7/2021. Cụ thể, nếu trong quý 1/2021, sự tăng trưởng theo giá trị danh nghĩa của ngành hàng so với cùng kỳ năm trước là -3.8% thì trong tháng 4 và 5 con số này tăng lên tới 10,4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 6 và 7 thì sự tăng trưởng này sụt giảm còn -5,4%, thấp hơn cả con số của quý 1. 

Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức do tác động của đợt dịch bênh lần này như vấn đề về hậu cần, nhu cầu tiêu dùng giảm, vấn đề an toàn tại nơi làm việc, thiếu nhân công, và đặc biệt là đứt gẫy chuỗi cung ứng. 

Theo ông Binu Jacob, các công ty trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống đang tập trung vào 3 ưu tiên chính trong thời gian diễn ra đại dịch, đó là: 1) Sự an toàn của nhân viên, 2) Đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, và 3) Thực hiện các chương trình và hoạt động hỗ trợ cộng đồng phòng chống đại dịch. 

"Đối với Công ty Nestlé Việt Nam, chúng tôi quan tâm đến nhân viên và luôn thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo sự an toàn cho các nhân viên của mình", ông Binu Jacob chia sẻ, "Là công ty sản xuất và chế biến thực phẩm, chúng tôi đang thực hiện phương án "3 tại chỗ" theo hướng dẫn của cơ quan quản lý để vừa đảm bảo sự an toàn cho nhân viên nhà máy, vừa đảm bảo tính liên tục của sản xuất". 

Theo ông Binu Jacob, có khoảng 1.200 nhân viên đang thực hiện phương án "3 tại chỗ", đồng thời áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc 5K tại 4 nhà máy của Nestlé Việt Nam trong hơn 2 tháng qua. Các hoạt động tại chỗ cũng được công ty quan tâm tổ chức để các nhân viên có tâm lý thoải mái hơn. Trong khi đó, toàn bộ khối văn phòng đang làm việc tại nhà và cũng được tạo điều kiện để có đủ trang thiết bị làm việc nhằm đặt được hiệu quả cao. 

Với mục tiêu đảm bảo tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện một loạt các giải pháp nhằm thích ứng nhanh với sự thay đổi về chính sách. Các giải pháp gồm thuê thêm kho bãi để tăng khả năng tích trữ nguyên liệu và bao bì tại chỗ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua việc giao hàng trực tiếp đến các cửa hàng không cần qua kho trung chuyển, đảm bảo giao hàng không tiếp xúc dù phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kho vận do tổng kho đặt ở miền Nam cũng như tình trạng thiếu hụt tài xế. 

1.jpgNestlé bàn giao sản phẩm tại TP. Chí Linh (Hải Dương).

 

Bên cạnh đó, Công ty Nestlé Việt Nam đã tích cực tham gia và hỗ trợ các hoạt động phòng chống dịch đại dịch của Chính phủ, bao gồm hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu, cộng đồng, đối tác kinh doanh nhỏ lẻ bị ảnh hưởng. Đến nay, tổng giá trị các hoạt động hỗ trợ và tài trợ các sản phẩm dinh dưỡng, khẩu trang, trang thiết bị y tế và tiền mặt là hơn 55 tỷ đồng. 

Để giúp các doanh nghiệp nói chung và các công ty trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống đóng gói nói riêng có thể duy trì các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn dịch bện đầy có khăn này, ông Binu Jacob đã đưa ra một số đề xuất với Chính phủ và các cơ quản quản lý gồm: 1) Ưu tiên tiêm phòng đầy đủ cho tất cả công nhân và nhà thầu làm việc trong các nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm thiết yếu; 2) Trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp trong việc áp dụng mô hình phòng chống Covid-19 tại các nhà máy dựa trên các hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Y tế; 3) Các quy định liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương cần được đơn giản hóa và thống nhất với chỉ đạo từ Trung ương; và 4) Số hóa các thủ tục hành chính công nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nộp và phê duyệt hồ sơ trực tuyến, đặc biệt trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội. 

"Chúng tôi tin tưởng vào tương lai của Việt Nam với vai trò là trung tâm sản xuất toàn cầu và khu vực và chúng tôi vẫn tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư bền vững tại Việt Nam",  ông Binu Jacob phát biểu, "Vừa qua, Nestlé đã công bố khoản đầu tư tại Việt Nam trị giá hơn 130 triệu USD trong hai năm, đưa tổng đầu tư lên trên 730 triệu USD, bao gồm việc tăng gấp đôi công suất sản xuất cà phê hòa tan phục vụ xuất khẩu, mở rộng máy sản xuất cà phê không có cafein, nỗ lực trở thành trung tâm sản xuất các sản phẩm Maggi dạng lỏng và trở thành trung tâm chuyên môn về các sản phẩm phục vụ nấu ăn dạng lỏng tại châu Á và Úc, sản xuất dòng cà phê sấy lạnh siêu cao cấp - xuất khẩu sang Nhật Bản, cũng như tăng công suất dây chuyển sản xuất viên nén cà phê xuất khẩu toàn thế giới".  

1.PNG
Nhân viên nhà máy Nestlé Bình An thực hiện phương án “3 tại chỗ”.

Thành lập từ năm 1995, Công ty Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Tính đến nay, tổng vốn đầu tư của Nestlé vào Việt Nam đạt 730 triệu USD. Công ty tuyển dụng 2.200 lao động và vận hành 4 nhà máy.  

Công ty được bầu chọn trong Top 3 Doanh nghiệp Bền vững năm 2020 trong lĩnh vực sản xuất, do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam bình chọn. 

Cũng trong năm 2020, Công ty được Bộ Tài Chính vinh danh "Đơn vị nộp thuế tiêu biểu", đánh dấu gần một thập kỷ Nestlé Việt Nam được các cơ quan quản lý thuế trung ương và địa phương tặng Bằng khen vì thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, đóng góp vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top