Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2016 | 2:26

Ngang nhiên xẻ thịt đất nông - lâm nghiệp để phân lô bán nền

Tình trạng xẻ đồi đất lâm nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất bằng hình thức phân lô bán nền ở xã Bắc Sơn (Trảng Bom - Đồng Nai) đã không còn lén lút mà diễn ra một cách công khai.

Mua bán công khai

Theo phản ánh của nhiều người dân ngụ tại xã Bắc Sơn, hầu hết người mua đất này là những người có thu nhập thấp, công nhân hoặc những người không đủ điều kiện phải dạt ra vùng ven. Hợp đồng mua bán là giấy viết tay, nên khi xảy ra sự cố thì người dân là người gánh chịu thiệt thòi.

Một trong những điểm nóng phân lô bán nền tại xã Bắc Sơn là khu vực ấp An Chu. Tại khu vực này, người dân, đầu nậu mua bán đất có nguồn gốc từ nông nghiệp, lâm nghiệp ở đây dễ dàng như bán thịt. Khách hàng có nhu cầu bao nhiêu thì sẽ được phân lô và làm đường kéo điện tới đó với giá một lô đất dao động từ 80 tới 150 triệu đồng, diện tích 5x20m, tùy theo vị trí.

Ông Nguyễn Xuân Thảo, (SN 1967, tổ trưởng tổ 3 thôn Tây Lạc, ấp An Chu, xã Bắc Sơn), cho biết: “Việc phân lô bán nền ở đây diễn ra từ những năm 2003 nhưng chỉ rầm rộ từ năm 2015, khi chủ đầu tư chạy đường điện phục vụ người dân mua đất ở khu vực này. Đường làm tới đâu thì phân lô bán tới đó”.

Còn theo anh Cao Đăng Quang, 33 tuổi, một người dân đã mua và làm nhà trên phần đất được xẻ thịt để phân lô: “Đất được phân lô bán nền ở đây chủ yếu được mua bán bằng giấy tay, đất có nguồn gốc từ đất nông, lâm nghiệp với thời hạn sử dụng là 50 năm. Hiện chưa có hộ dân nào ở đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trước khi được phân lô bán, đất được sử dụng vào mục đích trồng cây tràm nhưng sau đó bị đốn hạ, xẻ đồi để bán”.

Được biết nhiều người dân mua bán đất ở đây được xây dựng một cách thoải mái và được đảm bảo từ chủ đầu tư khiến việc mua bán đất ở đây diễn ra một cách công khai, nhộn nhịp.

Vi phạm hàng loạt điều cấm

Theo phân tích của luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng luật sư Phạm Sơn (Hà Nội), hành vi trên đã ngang nhiên vi phạm hàng hàng loạt các quy định. Cụ thể, theo Luật Đất đai năm 2013, Điều 12 về những hành vi bị nghiêm cấm: Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Sử dụng đất không đúng mục đích. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng luật sư Phạm Sơn (Hà Nội)

Còn theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định rất rõ cụ thể như sau:

Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;

2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 05 héc ta;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 15. Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở

1. Hành vi tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với dự án có diện tích đất dưới 01 héc ta;

‘Như vậy, việc phân lô bán nền tại khu vực tại xã Bắc Sơn rõ ràng là vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro”, luật sư Kiệm phân tích.

 

Bộ luật Hình sự quy định các tội phạm về đất đai

Điều 173.  Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai 

1. Người nào lấn chiếm đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái với các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ ba mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

Điều 174.  Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai        

1.  Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn;

b)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một số hình ảnh PV Báo Kinh tế nông thôn ghi nhận tại khu vực đất phân lô bán nền ở xã Bắc Sơn:

Đường vào phần đất phân lô

Đường điện được kéo vào phần đất phân lô

Một ngôi nhà được xây trên phần đất phân lô

Đang thi công các con đường khác để tiếp tục phân lô

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc./.

Nhóm PV bất động sản

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top