Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 3 năm 2019 | 14:26

Ngành giáo dục Hà Tĩnh trước cơn bão thực phẩm bẩn

Lo ngại trước thông tin về thực phẩm bẩn tràn lan trong nhiều trường học, nhiều tuần qua, một số đoàn liên ngành phối hợp với phụ huynh ở Hà Tĩnh đã liên tục tổ chức các cuộc kiểm tra bất thường tại các bếp ăn trường học .

Nuôi dưỡng lo hơn nuôi dạy
 
Bà Trần Thị Hoa, Hiệu trường Trường mầm non Bắc Sơn, huyện Thạch Hà cho biết: “Với đặc thù bậc học mầm non việc ăn uống cho các cháu chúng tôi còn lo lắng hơn cả việc nuôi dạy. Bởi chỉ cần một chút lơ là trong công tác đảm bảo VSATTP thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe các cháu. Vì vậy ngay từ khi tổ chức bán trú, chúng tôi đều lựa chọn những đơn vị có giấy đăng ký kinh doanh rõ ràng và giấy chứng nhận đảm bảo ATVSTP. Các đơn vị cung cấp thực phẩm đều do Ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng bếp ăn và có sự  phối hợp Ban đại diện phụ huynh trong kiểm tra chất lượng, trọng lượng và quy trình chế biến".
 
rau6.jpg

Phiếu đi chợ, thực đơn hàng ngày đều được công khai để phụ huynh tiện theo dõi. 

Ở Trường mần non Bắc Sơn hiện có gần 300 cháu ăn bán trú, với 7 cô nuôi được đào tạo bài bản, bếp ăn bán trú được thiết kế theo nguyên tắc một chiều, vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng. Các vật dụng, dụng cụ ăn uống cho học sinh được sấy nóng trước khi sử dụng sơ chế, chế biến thức ăn và thực hiện việc lưu giữ mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định. Trường cũng công khai thực đơn hàng tuần ở bảng tin trước cổng để phụ huynh kiểm tra, giám sát được thuận lợi, rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, các cô còn tự trồng rau sạch ngay trong khuôn viên trường để phục vụ bữa ăn hàng ngày của trẻ.

“Ngoài lấy thực phẩm có nguồn gốc, thì việc sử dụng đầu bếp tại trường học có chuyên môn, có tâm là điều vô cùng cần thiết. Nhiều lúc, quá trình vận chuyển, bảo quản không đúng cách, dẫn đến thực phẩm như cá, rau, củ quả đã hỏng, nhưng nếu đầu bếp có kinh nghiệm, có tâm sẽ ngay lập tức bỏ nó đi thay vì nấu lên cho trẻ ăn”, bà Hoa nói.

 
rau1.jpg
rau12.jpg

Trường Mầm non Bắc Sơn, Thạch Hà các cô còn tự trồng rau sạch ngay trong khuôn viên trường để phục vụ bữa ăn hàng ngày của trẻ.

rau5.jpg
 
Giờ ăn trưa của các cháu Trường mầm non Bắc Sơn, Thạch Hà.
Tại trường tiểu học Sông Trí, Phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh hiện có hơn 600 học sinh ăn bán trú, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được phụ huynh phối hợp với nhà trường để thực hiện. Trường đã chủ động mời phụ huynh tham gia giám sát nguồn thực phẩm và quá trình sơ chế, chế biến đảm bảo ATVSTP.
 
rau11.jpg
rau13.jpg
Các mẫu thực phẩm được các trường lưu giữ đúng quy định 
Cô Nguyễn Thị Kim Chi, Hiệu phó Trường Tiểu học Sông Trí, P Sông Trí, Thị xã Kỳ Anh cho biết: Từ trước tới nay nhà trường ký hợp đồng với các đơn vị cung cấp có giấy phép kinh doanh, có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Các loại thực phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, riêng những thực phẩm đông lạnh phải có chứng nhận đông lạnh và bản thân người cung cấp cũng phải có kiến thức về VSATTP.
 
Siết chặt quản lý
 
Ông Võ Tá Thành, Trưởng phòng Thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Tĩnh) cho biết, nhằm tăng cường kiểm tra, giám bếp ăn bán trú ở các trường học, từ ngày 14/3/2019 đến nay, Chi cục ATVSTP tỉnh đã tiến hành kiểm tra 10 trường mầm non và tiểu học ở TP. Hà Tĩnh và huyện Cẩm Xuyên. Qua kiểm tra cho thấy, bếp ăn ở các trường học đảm bảo về cơ sở vật chất, vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; các cô nuôi đều được đào tạo bài bản. Thời gian tới, đoàn kiểm tra của Chi cục tiếp tục tiến hành kiểm tra đột xuất công tác đảm bảo ATVSTP ở các trường học trên toàn tỉnh và sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm".
 
rau10.jpg 

Dụng cụ được sấy trước khi sử dụng ở Trường mầm non Hoa Mai, Phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh.

 

“Ngoài việc tổ chức các đoàn kiểm tra đột xuất, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo các nhà trường kiểm soát chặt thực phẩm từ các nhà cung cấp, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ổn định”, ông Nguyễn Hữu Sum,Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh cho biết.

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố cũng ban hành nhiều công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú. Theo đó, yêu cầu các nhà trường, nhóm trẻ độc lập tư thục kiểm soát chặt thực phẩm từ các nhà cung cấp, bảo đảm nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ổn định.

 

rau9.jpg
 
Phòng giáo dục các huyện, thành phố đã có nhiều công văn hướng dẫn các trường về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong ăn bán trú.

Công văn cũng yêu cầu các nhà cung cấp phải ký cam kết với nhà trường, nhóm trẻ độc lập tư thục về chất lượng lương thực, thực phẩm cung cấp cho bếp ăn, kiên quyết không để lương thực, thực phẩm không bảo đảm chất lượng lọt vào bếp ăn của trường, nhóm trẻ độc lập tư thục...

“Việc đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong trường học từ lâu đã được chỉ đạo xuyên suốt trong mỗi năm học. Tuy nhiên, dịp này, chúng tôi cũng đã có công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng VSATTP trong các cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú gửi về các phòng, các nhà trường”. Cô Lưu Thị Phương - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.

Chị Trần Thị Thảo, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh chia sẻ: “Cho con ăn bán trú, phụ huynh đặt niềm tin tuyêt đối ở nhà trường. Mong ngành giáo dục luôn xác định đây là nhiệm vụ hàng đầu bên cạnh công tác truyền đạt kiến thức cho học sinh, đồng thời các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát các bếp ăn trường học để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các em học sinh".

Hiện, nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh đã ngừng sử dụng thịt lợn trong khẩu phần ăn cho trẻ mà thay vào đó là cá, thịt bò, tôm… Lãnh đạo các trường cũng cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi đang lan rộng, rồi bệnh sán lợn gây ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh rất lớn. Đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, nhà trường buộc tạm thời ngừng sử dụng thịt lợn trong khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh. Đây cũng là lí do chính đáng của phụ huynh, nhà trường phải chấp thuận".

 

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top