Trước quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản (BĐS), sự tăng trưởng ổn định của GDP, ngành xây dựng Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh mẽ trong năm 2018 và những năm tới đây.
Tại buổi Toạ đàm “Tiềm năng phát triển ngành xây dựng Việt Nam năm 2018” tổ chức vào ngày 2/1, các chuyên gia kinh tế, đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp hàng đầu tham gia trong lĩnh vực xây dựng đã đưa ra những tiềm năng phát triển cũng như những thách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam những năm tới đây.
Nguồn vốn dành cho ngành xây dựng
Đánh giá về nguồn vốn dành cho ngành xây dựng, tiến sĩ, luật sư Bùi Quang Tín nhận định, với tốc độ đô thị hoá gia tăng mạnh mẽ, đây được coi là nền tảng của ngành xây dựng. Cùng với đó, báo cáo triển vọng đô thị hoá thế giới cũng thông tin tốc độ tăng trưởng dân số bình quân của Việt Nam là 1,2 – 1,5%/năm và tốc độ tăng trưởng trung bình là 3,4%/năm. Mức tăng ghi nhận vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khu vực Asean và các nước khác trên thế giới. Vì thế, tiềm năng tăng trưởng phân khúc nhà ở trong tương lai là rất lớn, nhu cầu văn phòng tăng mạnh mẽ và phân khúc công nghiệp, kho vận hoạt động tốt nhờ dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam.
Nhiều chuyên gia, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp tại buổi toạ đàm
Theo ông Tín, Bộ Giao thông vận tải, Việt Nam cần đến 48 tỷ USD cho việc phát triển hạ tầng giao thông trong 5 năm tới, trong khi đó nguồn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 37,2%, vốn ODA tài trợ 28,2%, phần còn lại đóng góp từ nguồn vốn khác lên đến 34,4%. Các gói vay chủ yếu bao gồm các hình thức hợp đồng công tư (PPP), vay vốn từ ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư M&A….
Một thông tin quan trong cũng được ông Tín đưa ra, việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Hiện nay, theo Thông tư số 36, tỷ lệ vốn vay đang ở tỷ lệ 50% - 60% nhưng theo Thông tư số 19 tỷ lệ này giảm còn 45% từ ngày 12/2/2018 và sẽ giảm xuống còn 40% từ ngày 1/1/2019. Việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn này, Ngân hàng Nhà nước đưa ra mục tiêu tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh, giảm vốn vào lĩnh vực phi sản xuất.
Theo chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Đinh Thế Hiển, ngành xây dựng Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ song song với sự tăng trưởng của GDP. Theo đó, trong 3 từ 2015 – 2017 có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng. Bước qua năm 2018, ngành xây dựng hoàn toàn có thể kỳ vọng vào tăng trưởng này một cách ngoạn mục.
Cùng nhận định này, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc bộ phận đầu tư của Savills Việt Nam nhận định, trong vòng 15 năm qua, ngành xây dựng Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Nguyên nhân được cho là do Việt Nam đặc biệt tại các đô thị lớn của cả nước hiện đang có tốc độ phát triển đô thị mạnh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…. Do đó, kỳ vọng của giai đoạn từ năm 2018 - 2020 ngành xây dựng sẽ phát triển một cách vượt bậc. Trong đó, nhóm công trình giao thông, xây dựng sẽ chiếm ưu thế trong giai đoạn 5 năm tới đây.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2017 đã có hơn 4.000 doanh nghiệp BĐS được thành lập mới, tăng gần 63% so với năm 2016 và số vốn đăng ký cũng chiếm nhiều nhất đạt khoảng gần 284.000 tỷ đồng. Cho thấy lĩnh vực xây dựng BĐS hiện đang là ngành kinh doanh hấp dẫn. Cùng với đó, bảng xếp hạng Profit500 năm nay của Vietnam Report, ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, BĐS có số doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất, chiếm 17,4% tổng số doanh nghiệp có mặt trong bảng xếp hạng, tiếp sau đó là ngành tài chính và đồ uống.
Các đại biểu trao đổi bên lề buổi toạ đàm
Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế của ngành xây dựng, ngành cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo ông Lê Viết Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam – Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình đánh giá, hiện tại Việt Nam đang có những ưu thế rất lớn để phát triển ngành xây dựng thành ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích nền kinh tế phát triển. Trong những năm gần đây, ngành Xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về trình độ quản lý lẫn kỹ thuật công nghệ thi công và đã thành công trong việc thay thế nhà thầu ngoại ở nhiều dự án lớn có yêu cầu kỹ mỹ thuật cao, nhiều dự án đã khẳng định ưu thế ngành xây dựng tại thị trường trong nước.
Để ngành xây dựng phát triển bền vững và ổn định, nâng cao năng lực cạnh tranh để ngành xây dựng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Theo ông Lê Viết Hải, cần cho phép các hiệp hội ngành nghề nói chung và Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam nói riêng chia sẻ một phần nhiệm vụ quản lý chuyên ngành như việc đánh giá năng lực, xếp hạng nhà thầu, cấp chứng chỉ hành nghề, tổ chức các giải thưởng, để công tác này đi vào thực chất, có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Tổ chức những chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế cho đối tượng sẵn sàng đi lao động nước ngoài bao gồm cả công nhân, kỹ sư và chuyên gia trong ngành xây dựng. Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu phát triển và nhanh chóng cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng để đảm bảo năng lực cạnh tranh bền vững cho ngành xây dựng Việt Nam.
Ngành xây dựng Việt Nam được nhận định sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2018
Người đứng đầu của Hoà Bình Corp cho hay nếu cần phải có những chính sách phù hợp khuyến khích doanh nghiệp xây dựng Việt Nam chuyên môn hoá sản phẩm. Cần phải có những doanh nghiệp xây dựng chuyên sâu về nhà ở, hoặc về công trình bệnh viện, trường học hoặc một loại công trình công nghiệp hay hạ tầng. Như vậy, nguồn lực sẽ được tập trung đúng chỗ, tính chuyên môn hoá sẽ rất sâu và năng lực cạnh tranh quốc tế sẽ được nâng lên. Truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển thị trường xây dựng ra nước ngoài, truyền bá tư duy toàn cầu cho chủ doanh nghiệp xây dựng, thúc đẩy sự phấn đấu tự hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế, xem việc chiếm lĩnh thị trường thế giới là mục tiêu của mình./.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.